6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty 789/Bộ Quốc phòng
Do Tổng Công ty có quy mô khá lớn: công ty con, chi nhánh, xí nghiệp, đội thi công... sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau. Đồng thời, năng lực trình độ các kế toán viên ở một số đơn vị trực thuộc cũng chƣa đƣợc đáp ứng nếu cho phép phân cấp quản lý tài chính độc lập. Vì vậy, hiện nay Tổng Công ty đang áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán gồm bộ máy kế toán tại Tổng Công ty và bộ máy kế toán tại các đơn vị phụ thuộc. Hàng tháng, quý, năm các đơn vị trực thuộc nộp báo cáo quyết toán lên văn phòng kế toán Tổng Công ty để làm báo cáo toàn Tổng Công ty.
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty
Do những đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng nên tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng có những đặc trƣng riêng. Việc tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tổ chức bộ máy kế toán.
Tại Tổng Công ty, Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện việc theo dõi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại Tổng Công ty; thực hiện cấp - phát theo dõi vốn góp tại các công ty thành viên; tổng hợp số liệu của các thành viên hạch toán độc lập thành báo cáo tài chính của toàn Tổng Công ty theo định kỳ 6 tháng; thực hiện hƣớng dẫn nghiệp vụ kế toán và tin học hóa công việc kế toán cho các đơn vị thành viên; thực hiện điều hòa các nguồn lực trong các đơn vị thành viên; thực hiện quản lý, điều hành chung công tác kế toán của các công ty tham gia dự án của Tổng Công ty.
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính ban hành. Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thức ngày 31/12 hàng năm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty:
Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty 789/Bộ Quốc phòng b. Tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị phụ thuộc
Tại các đơn vị phụ thuộc, Ban Tài chính - Kế toán thực hiện tập hợp số liệu báo cáo của chi nhánh, đội xây lắp trực thuộc, theo dõi phân bổ các khoản chi phí chung toàn đơn vị, hạch toán chi phí sản xuất giá thành cho các đội và lập báo cáo kế toán định kỳ hàng tháng, quý, năm. Đứng đầu Ban Tài chính - Kế toán là Trƣởng ban Tài chính chịu trách nhiệm điều hành chung công tác kế toán tại Chi nhánh. Các nhân viên kế toán thực hiện phần hành kế toán theo sự phân công của Trƣởng Ban Tài chính.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị phụ thuộc: Kế toán trƣởng Kế toán tiền gởi ngân hàng, tiền lƣơng Kế toán tài sản cố định Kế toán vật tƣ, giá thành Kế toán công nợ Kế toán thuế Thủ quỹ Kế toán tổng hợp
Kế toán các đơn vị trực thuộc
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị phụ thuộc c. Chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, giám sát, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức hạch toán kế toán, tổng hợp các thông tin tài chính của Tổng Công ty thành các báo cáo, giúp cho việc xử lý và ra quyết định của Ban Tổng Giám đốc.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu đã đƣợc hạch toán theo từng khâu, kiểm tra độ chính xác để lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, lập các báo cáo tài chính giữa và cuối niên độ kế toán. Tham mƣu với Kế toán trƣởng trong công tác hạch toán kế toán cũng nhƣ công việc của từng nhân viên kế toán.
- Kế toán tiền gởi ngân hàng, tiền lương: theo dõi chi tiết tiền gởi ngân hàng, xây dựng đơn giá tiền lƣơng, tính lƣơng và trả lƣơng cho nhân viên thông qua tài khoản.
- Kế toán vật tư, giá thành: mở sổ theo dõi chi tiết vật tƣ, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tƣ. Sau đó, chuyển giao đối chiếu các bảng kê đã lập với kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp. Thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Kế toán TSCĐ phải tổ chức phân Trƣởng bộ phận Kế toán Kế toán vật tƣ - TSCĐ Kế toán tiền lƣơng Kế toán công nợ Thủ quỹ
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
loại và đánh giá TSCĐ theo đúng chế độ, tổ chức hạch toán ban đầu các nghiệp vụ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ, tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết và hệ thống sổ kế toán tổng hợp để phán ánh tình hình biến động và khấu hao TSCĐ, thực hiện tốt chế độ báo cáo TSCĐ theo yêu cầu quản lý và theo chế độ TSCĐ.
- Kế toán thuế: có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ, nộp thuế kịp thời và phải hạch toán vào các tài khoản có liên quan theo chế độ về quản lý tài chính, thuế vụ. Thƣờng xuyên theo dõi các sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, các thông báo mới về thuế để kịp thời hạch toán cho đúng.
- Kế toán công nợ: theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của Tổng Công ty, tổ chức việc ghi chép đầy đủ vào các tài khoản tƣơng ứng, định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ với các đơn vị trực thuộc, các Doanh nghiệp có liên quan.
- Thủ quỹ: chịu sự điều hành của kế toán trƣởng và kế toán phần hành có liên quan. Quản lý lƣợng tiền mặt thu và chi hiện có tại Tổng Công ty, thực hiện thu chi đúng chế độ, lập báo cáo quỹ.
- Kế toán các Xí nghiệp trực thuộc: kế toán chính tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán tại đơn vị nhƣ ghi chép ban đầu, lập chứng từ, mở sổ sách theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chính sách, chế độ và phân cấp hạch toán của Tổng Công ty. Cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác số liệu kế toán, báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán định kỳ theo quy định của Tổng Công ty.
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TỔNG CÔNG TY 789/BỘ QUỐC PHÒNG