Phân loại trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (cienco5) (Trang 31 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Phân loại trung tâm trách nhiệm

Một trung tâm trách nhiệm có bản chất giống như một hệ thống, mỗi hệ

thống được phân định để xử lý một công việc cụ thể. Hệ thống này sử dụng các đầu vào là các giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công của các loại lao động và các dịch vụ khác. Hệ thống sẽ làm việc với những nguồn này kèm theo các thiết bị sản xuất, vốn và các tài sản khác. Qua đó trung tâm trách nhiệm sẽ cho ra đầu ra là các kết quả nhận được phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Tuy nhiên, khó có thể đo lường hoàn toàn đầu ra của tổ

chức, doanh thu không chứa đựng tất cả những giá trị công việc mà một tổ

chức hay một bộ phận đã làm, chẳng hạn như khó tính được liệu bộ phận kiểm soáthay ban quản trị đã đóng góp vào kết quả hoạt động của công ty là bao nhiêu. Còn đối với các tổ chức phi lợi nhuận, đầu ra không thể lượng hóa bằng thước đo tiền tệ vì đầu ra là các sản phẩm dịch vụ và giá trị dịch vụ đối với mỗi người là khác nhau.

Có thể mô tả bản chất của một trung tâm trách nhiệm như sau:

Hình 1.3. Sơđồ mô t bn cht ca mt trung tâm trách nhim

Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa giữa “đầu vào” và “đầu ra” Các kết quả nhận được Vốn Đầu vào Các nguồn lực sử dụng được

CÔNG VIỆC Đầu ra

của trung tâm trách nhiệm, cũng như mức độ trách nhiệm của người quản lý trung tâm, có thể chia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm chính:

a.Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm và có quyền kiểm soát với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn đối với tiêu thụ và đầu tư vốn. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, hoặc gián tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh, tại đây phát sinh các chi phí sản xuất và không trực tiếp tạo ra doanh thu. Trung tâm chi phí thường được tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng như phân xưởng phục vụ, phân xưởng sản xuất, bộ phận mua hàng, các phòng ban quản lý.... Trung tâm chi phí chia làm hai dạng:

Trung tâm chi phí định mức ( phân xưởng sản xuất)

Đặc trưng của trung tâm này là sản lượng đầu ra có thể đo lường được và phí tổn đầu vào sản xuất một sản phẩm đòi hỏi phải được định rõ. Kiểm soát

được thực hiện thông qua việc so sánh chi phí định mức với chi phí thực tế

phát sinh, được thể hiện thông qua độ chênh lệch giữa định mức với chi phí thực tế.

Đầu vào Đầu ra

Các nguồn lực sử dụng được

Mối quan hệ có thể thiết lập ràng buộc CÔNG VIỆC

Các kết quả nhận được

Trung tâm chi phí tùy ý (bộ phận nghiên cứu và phát triển, văn phòng quản lý)

Đặc trưng của trung tâm này là sản lượng đầu ra không thể đo lường

được bằng các chỉ tiêu tài chính, không có mối quan hệ giữa việc sử dụng các nguồn lực và các kết quảđạt được, các yếu tốđược dự toán và đánh giá căn cứ

trên nhiệm vụđược giao tính chung, không thế xác định cụ thể cho từng đơn vị

sản phẩm hoặc cho từng công việc của trung tâm. Kiểm soát trong trường hợp này nhằm đảm bảo rằng mỗi loại chi phí thực tế đều có liên quan chặt chẽ với chi phí kế hoạch cũng như nhiệm vụđã được giao cho các trung tâm.

Tóm lại mục tiêu của là trung tâm chi phí là quản lý chặt chẽ, giảm thiểu chi phí đặc biệt là trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn, bởi vì các chi phí ngắn hạn không đánh giá hết đợc thổng quan tình hình chi phí thực tế của đơn vị, chi phí trong dài hạn có thể tăng trong khi chi phí ngắn hạn có thể giảm. Trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm chi phí là phải xây dựng được kế

hoạch chi phí trong ngắn hạn và dài hạn, nắm được số lượng sản phẩm sản xuất, chi phí sản xuất thực tế, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế là bao nhiêu, nguyên nhân gì dẫn đến sai lệch trên và đề ra các giải pháp để tiết kiệm chi phí.

b. Trung tâm doanh thu

Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với

Đầu vào Đầu ra

Các nguồn lực sử dụng được

Mối quan hệ không thể thiết lập ràng buộc CÔNG VIỆC

Các kết quả nhận được

doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm về lợi nhuận và vốn đầu tư. Ở

trung tâm này, nhà quản trịđiều hành mọi hoạt động của trung tâm sao cho có thể mang lại doanh thu nhiều nhất.

Trong một doanh nghiệp, trung tâm doanh thu thường được tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng bán sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp như các chi nhánh, cửa hàng, quầy hàng...

Trung tâm doanh thu có thể phân biệt với trung tâm lợi nhuận bởi trên thực tế trung tâm doanh thu chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, trong khi đó trung tâm lợi nhuận chịu trách nhiệm hết tất cả các chi phí bao gồm cả chi phí sản xuất và các chi phí có liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu của đơn vị.

c.Trung tâm li nhun

Là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm mà không có quyền đối với vốn đầu tư.

Do lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên các nhà quản lý trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm đối với sự phát sinh của cả doanh thu và chi phí.

Trung tâm lợi nhuận thường được hình thành theo dòng sản phẩm, kênh tiêu thụ hay các phân đoạn thị trường. Hiệu quả của trung tâm được đánh giá dựa vào mức chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự toán. Tuy nhiên, lợi nhuận được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau được dùng đểđo lường mức độ hoàn thành. Thông thường lợi nhuận được thiết lập theo dạng số dư đảm phí trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động lợi nhuận.

Trong doanh nghiệp, trung tâm lợi nhuận thường tổ chức gắn liền với các chi nhánh, các đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ hoặc được phân cấp thực hiện mọi hoạt động kinh doanh độc lập có thể diễn ra trong và ngoài nước.

d. Trung tâm đầu tư

Là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận, vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ.

Trung tâm đầu tư là bộ phận trách nhiệm có quyền lực cao nhất trong tổ

chức. Đặc trưng của việc đo lường hiệu quả của trung tâm đầu tư là tỉ lệ hoàn vốn đầu tư và giá trị kinh tế tăng thêm. Phương pháp đo lường này chịu ảnh hưởng của cả doanh thu, chi phí và tài sản kinh doanh, vì vậy mà phản ánh trách nhiệm của nhà quản lý đối với lợi nhuận tính trên vốn đầu tư.

Trung tâm đầu tư phải nắm rõ mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và tài sản được đầu tư, một đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Giám đốc trung tâm đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp.

1.4. HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.4.1. Đặc điểm chung của báo cáo kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (cienco5) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)