6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những mặt hạn chế
Mặc dù công ty có tổ chức phân cấp quản lý, phân chia trách nhiệm tới từng phòng ban, đơn vị và phân xưởng sản xuất nhưng công tác kế toán trách nhiệm còn nhiều tồn tại:
Chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả từng trung tâm. Các chỉ tiêu mới dừng lại ở quy mô, đánh giá khái quát, chưa có phân tích chênh lệch và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu so với kế
hoạch. Chưa chú trọng đánh giá thành quả các đơn vị, bộ phận trong kiểm soát doanh thu, chi phí và lợi nhuận vì thế các đánh giá kết luận của lãnh đạo Tổng Công ty mang tính chung chung, chưa nhằm vào khắc phục những nhược điểm tạo động lực phát triển trong Tổng Công ty.
Hệ thống chỉ tiêu trong các trung tâm chưa được xây dựng, chỉ thực hiện mang tính chất phục vụ kế toán tài chính. Các bộ phận mới được đánh giá một cách chung, ví dụ trung tâm chi phí nhà quản trị mới chỉđánh giá thông qua các chỉ tiêu về chi phí phát sinh theo dự toán hay tỷ trọng trong tổng chi phí. Về
trung tâm doanh thu các nhà quản trị chỉ quan tâm đến doanh số bán hàng, tương tự trung tâm lợi nhuận cũng vậy. Tổng Công ty mới quan tâm đến chỉ tiêu chi phí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện chưa phân tích các nhân tốảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó. Đặc biệt một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá trung tâm đầu tư
như: ROI, RI, EVA hầu như ít được sử dụng để phân tích và đánh giá.
Tổng Công ty chưa chú trọng đến báo cáo đánh giá trách nhiệm, chưa tổ
chức thông tin kế toán phục vụ quản trị nội bộ tốt nhất, chưa đánh giá trách nhiệm quản lý bộ phận.
Việc phân cấp quản lý tại Tổng công ty đã thực hiện nhưng chưa hình thành nên các trung tâm trách nhiệm riêng biệt cho từng công ty, từng bộ phận, từng cá nhân. Do vậy, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, chưa gắn với từng
Tổng Công ty nói chung và các công ty thành viên nói riêng rất khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân để quy trách nhiệm cho người quản lý chính vì vậy các kết luận của nhà quản lý Tổng Công ty và các công ty thành viên thường chung chung, chưa nhằm vào khắc phục những nhược điểm cụ thể để
tạo được động lực phát triển thực sự trong nội bộđơn vị.
Kế hoạch chi phí hiện nay của Tổng Công ty chỉ là kế hoạch tĩnh, đơn vị
chưa xây dựng các dự toán linh hoạt khi hoạt động thay đổi. Kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận mang tính chất chung chung chứ chưa đi vào cụ
thể, chi tiết trong từng hạng mục, từng công trình hay từng đội thi công đảm nhận... Vì vậy kế hoạch được lập chưa đóng góp nhiều trong công tác đánh giá hiệu qủa hoạt động của các cá nhân, bộ phận, công ty và toàn Tổng Công ty một cách chính xác. Do đó, cần thiết phải xây dựng một hệ thống các dự
toán từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong toàn Tổng công ty để làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các cấp.
Các báo cáo kế hoạch: Nhược điểm của các báo cáo này là phụ thuộc vào công tác lập kế hoạch (chủ quan). Kế hoạch được lập trên cơ sở tiến độ
thi công chi tiết và thời gian thi công các công việc đã hoàn thành từ những công trình dự án trước. Kế hoạch được xây dựng không tính đến các khả năng làm chậm tiến độ thi công, nguồn lực hạn chế của các đơn vị xây lắp, thời gian đáp ứng các yếu tốđầu vào, thời gian chuẩn bị sản xuất. Chính vì vậy, kế
hoạch sản xuất tháng thường xuyên bị chậm và không hoàn thành. Kế hoạch năm thường xuyên phải điều chỉnh, tổ chức thi công thường xuyên phải thay
đổi. Trong khi đó số liệu dùng để so sánh giữa kế hoạch và thực hiện, đầu kỳ, cuối kỳđều tăng. Việc tăng lên của sản lượng, doanh thu thường xuyên được dùng đểđánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của các doanh nghiệp, các đội xây lắp và tổng hợp chung toàn Tổng Công ty là một trong những chỉ
tiêu đánh giá thành qủa quản lý của từng công ty trong thời gian dài. Hiện nay, các chỉ tiêu này vẫn được sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ
công ty. Trên thực tế thay đổi sản lượng, doanh thu, năng suất lao động bình quân/người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sản lượng, cơ cấu sản lượng, giá trúng thầu, giá vốn. Thông tin thu thập từ việc lập báo cáo này chỉ có ý nghĩa trong việc điều hành thực hiện sản xuất.
Hệ thống thông tin báo cáo: Qua thực trạng tại Tổng Công ty, nhận thấy rằng hệ thống báo cáo kế toán nội bộ biểu hiện của kế toán trách nhiệm chưa
được tổ chức đầy đủ. Các báo cáo hiện tại chưa cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin phục vụ được việc đánh giá trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp quản lý, của các cá nhân lãnh đạo. Các báo cáo hiện tại còn ở mức độ rất chung, chưa xây dựng từ cấp thấp đến cấp cao nhất trong toàn Tổng Công ty.
Số liệu báo cáo, hệ thống báo cáo nội bộ chưa được đầy đủ, còn thiếu sót mới chỉđề cập đến doanh thu và lợi nhuận. Các báo cáo tại Tổng Công ty chỉ đơn thuần là báo cáo kết quả, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà quản lý trong việc điều hành, kiểm soát các hoạt động cũng như đánh giá, xác định trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ các trung tâm.
Công tác phân tích doanh thu, chi phí chưa được quan tâm đúng mức. Tổng Công ty mới chỉ dừng lại ở việc so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước mà chưa chú trọng đến đánh giá thành quả của các đơn vị trong kiểm soát doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong nghành Giao Thông Vận Tải hoạt động trên các lĩnh vực: Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện; đầu tư kinh doanh khu đô thị, khu công nghiệp; tư vấn thiết kế các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp… Với tất cả những gì đã đạt được, Tổng Công ty xây
chương Độc lập hạng Nhất. Đây chính là một nét son mới trong suốt chặng
đường kế thừa và phát triển của Tổng Công ty. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay, đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi phương thức quản lý tại Tổng Công ty. Đặc biệt với một công ty có quy mô hoạt động lớn trải rộng khắp cả nước như Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 là một điều rất cần thiết.
Qua nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty cho thấy thông tin nhận từ hệ thống kế toán trách nhiệm chưa được triển khai một cách rõ ràng. Cơ cấu tổ chức phân cấp còn tập trung cao độ tại trung tâm đầu tư, dẫn đến trung tâm lợi nhuận chưa phát huy được khả năng hiệu qủa công việc. Các chỉ tiêu phân loại chi phí xây lắp chưa đầy đủ, chưa thích hợp cho việc tập hợp, phân tích theo các tiêu thức phục vụ công tác đấu thầu và công tác giao khoán, tổ chức thực hiện giao khoán. Phương pháp xây dựng giá thành dự toán, xác định giá trị giao khoán còn sơ xài, xa rời thực tế, điều kiện thi công. Kế đến là các báo cáo kế hoạch sử dụng cho việc đánh giá kết quả
còn chưa chú trọng vào hiệu qủa công tác xây lắp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tại trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận còn thiếu các khoản mục chi phí. Sau cùng, quá trình thu thập thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo bộ phận giữa các trung tâm còn thiếu tính hệ thống và chưa đồng bộ giữa các
đơn vị.
Tóm lại, từ những mặt đạt được và còn những tồn tại trong quá trình quản lý tại Tổng Công ty có thể thấy rằng kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty chưa được tổ chức một cách đầy đủ, do đó chưa phát huy hiệu quả của thông tin kế toán phục vụ đánh giá trách nhiệm quản lý trong Tổng Công ty. Từ các nhận định trên cùng những nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm chương tiếp theo luận văn sẽ đưa ra những nội dung hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5.
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG 5
Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 là một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu trong nghành Giao Thông Vận Tải, và hiện nay Tổng Công ty đang đầu tư mở rộng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù, Tổng Công ty đã có sự phân cấp quản lý, tuy nhiên thông tin kế toán chưa
được tổ chức gắn với cấp quản lý nên chưa đánh giá được thành quả và trách nhiệm từng bộ phận vào mục tiêu chung của Tổng Công ty. Với quy mô ngày càng mở rộng và họat động trên nhiều lĩnh vực, Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 cần có sự quản lý sâu sắc hơn đối với từng đơn vị, bộ phận. Trong đó, yêu cầu về đánh giá trách nhiệm ngày càng cao hơn, do đó đòi hỏi Tổng Công ty phải thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm. Nhờ vào hệ thống này, Tổng Công ty sẽ có thêm công cụ hữu hiệu để phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Nếu không thực hiện và không đánh giá tốt trách nhiệm và thành quả đóng góp của từng đơn vị, bộ phận thì Tổng Công ty khó có thể hoạt động có hiệu quả và hoàn thành tốt vai trò của mình đối với sự phát triển chung của toàn ngành.
Sự phân cấp phân quyền sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để các nhà quản trị
cấp dưới phát triển chuyên môn nghiệp vụ của mình, đồng thời giúp các nhà quản trị cấp cao bớt các công tác xử lý sự vụ hằng ngày mà tập trung nhiều hơn vào đường lối chiến lược, bảo đảm sự phát triển của Tổng Công ty. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tình hình tổ chức công tác kế toán ở Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5, cho thấy Tổng Công ty có quan tâm đến phân cấp phân quyền nhưng quá trình cung cấp thông tin phục vụ cho chức năng
không phát huy năng lực của từng đơn vị, bộ phận.
Nhận thức được vai trò và chức năng của kế toán trách nhiệm cũng như
nắm bắt được những hạn chế trong công tác kế toán của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5, tác giả nhận thấy cần vận dụng mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp ở Tổng Công ty để nó phát huy tác dụng trong hệ thống quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ giúp đánh giá và phân tích các nguyên nhân dẫn đến không hoàn thành mục tiêu và biện pháp xử lý, hướng các đơn vị, bộ phận có thái độ và động cơ tích cực trong việc đạt đến mục tiêu do nhà quản trị cấp cao đề ra. Chính vì vậy, với quy mô của mình việc thiết lập một hệ thống kế
toán trách nhiệm đầy đủ ở Tổng Công ty là rất cần thiết. Phương hướng hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty bao gồm:
· Xác lập và xây dựng các trung tâm trách nhiệm · Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trách nhiệm
· Hoàn thiện hệ thống báo cáo phục vụ đánh giá trách nhiệm ở các trung tâm trách nhiệm