6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.2. Đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm
a. Đánh giá thành quả trung tâm chi phí
Mục tiêu của trung tâm chi phí là tối đa sản lượng sản xuất và tối thiểu chi phí sử dụng. Do vậy khi đánh giá kết quả trung tâm chi phí cần phân tích biến động về chi phí và sản lượng theo phân quyền từng trung tâm.
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán Chênh lệch sản lượng = Sản lượng thực tế - Sản lượng dự toán
Trung tâm chi phí định mức:
Là trung tâm chi phí mà đầu ra có thể và lượng hóa được bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra. Vì vậy, trách nhiệm của nhà quản trị là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được kế hoạch sản xuất được giao và chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí dự toán
Đánh giá thành quả của trung tâm này thông qua hai khía cạnh:
Hiệu quả: mức độ hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất trên cơ sở đúng thời hạn và kỹ thuật quy định.
Hiệu năng: so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí định mức, từ đó phân tích biến động chi phí, xác định nguyên nhân tác động.
Nếu nhà quản trị hoàn thành kế hoạch sản xuất nhưng chi phí thực tế
phát sinh vượt quá định mức tiêu chuẩn thì không thể đánh giá là tốt được và cần thiết phải phân tích xác định nguyên nhân để khắc phục.
Đối với biến phí, kế toán trách nhiệm xác định biến động về giá và lượng của từng yếu tố chi phí theo công thức sau:
Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức)
Biến động về lượng =Giá định mức x (Lượng thực tế – Lượng định mức) Biến động về giá phản ánh giá của một đơn vị nguyên liệu hay của một
đơn vị thời gian để sản xuất sản phẩm thay đổi như thế nào?
Biến động về lượng phản ánh mức tiêu hao vật chất và lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm đã thay đổi như thế nào?
Kết quả dương: Thực tế lớn hơn định mức, nói chung là không tốt vì chi phí thực tế cao hơn định mức. Tuy nhiên đểđi đến kết luận cuối cùng thì phải phân tích nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan.
Kết quả âm: Thực tế nhỏ hơn định mức, đánh giá tốt.
Kết quả = 0: Thực tế bằng định mức, đảm bảo thực hiện đúng định mức. Biến động xảy ra do nhiều yếu tố tác động, vừa chủ quan vừa khách quan. Biến động có thể do chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp hay do các yếu tố môi trường bên ngoài gây ra. Nếu nhà quản trị xác định đúng nguyên nhân và chỉ định đúng yếu tố nào gây ra biến động thì mới có thể có biện pháp đúng đắn và kịp thời để chấn chỉnh hay phát huy các biến động đó theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Trung tâm chi phí tùy ý:
Là trung tâm chi phí mà đầu ra không thể lượng hóa được bằng tiền một cách chính xác và mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của trung tâm này không chặt chẽ. Nhà quản trị có trách nhiệm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được kế hoạch sản xuất được giao, chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí dự toán.
Khi đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tự do, trước hết cần đánh giá trung tâm có hoàn thành nhiệm vụ được giao, thể hiện qua khối lượng công việc hoặc các tiêu chuẩn thực hiện các công việc. Tiếp đến sẽ đánh giá thành quả của trung tâm dựa vào việc đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã được phê duyệt, xem có khả năng kiểm soát chi phí bộ phận không.
b. Đánh giá thành quả trung tâm doanh thu
Thành quả trung tâm này thể hiện qua hai chỉ tiêu: tổng doanh thu và số
lượng tiêu thụ:
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
ra các phương án tiêu thụđể doanh thu đạt cao nhất. Như vậy trách nhiệm của trung tâm doanh thu thể hiện qua:
·Hoàn thành dự toán và tiêu thụ sản phẩm.
·Kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.
·Xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán tiêu thụ.
Trung tâm doanh thu đuợc xem là đạt được thành quả tài chính trong việc đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp khi đạt được mức chênh lệch doanh thu dương. Ngược lại, nếu thành quả của trung tâm doanh thu là các dấu hiệu chênh lệch âm thì đây là điều bất lợi. Dấu hiệu này thể hiện một số biến cố bất thường về tình hình kiểm soát, thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm, giá cả, chính sách tiêu thụ của trung tâm. Thông thường đây là những biến cố phức tạp, nó ảnh hưởng tổng hợp từ những nhân tố khách quan từ tình hình thị trường, chính sách kinh tế của Nhà nước, chính sách tiêu thụ của doanh nghiệp,... cho nên nhà quản trị cần phải xem xét một cách tổng quan để
tìm nguyên nhân.
c. Đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận
Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt cao nhất. Nhà quản trị được giao vốn và quyền hạn sử dụng số vốn đó để tạo ra lợi nhuận. Vì trung tâm lợi nhuận là tổng hợp các trung tâm doanh thu và chi phí, nên ngoài các chỉ tiêu được sử dụng ở hai trung tâm trên còn sử dụng các chỉ tiêu sau:
Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán Lợi nhuận thực tế
Tỷ lệ thực hiện dự toán lợi nhuận =
Lợi nhuận dự toán
Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận trong doanh nghiệp cần hoàn thành các vấn đề sau:
Đảm bảo mức lợi nhuận. Lợi nhuận của trung tâm lợi nhuận là lợi nhuận kiểm soát được ở trung tâm đó. Như vậy, chi phí để xác định lợi nhuận phải chia thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được tại từng trung tâm lợi nhuận.
Đảm bảo sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn. Ngoài ra, đối với trung tâm lợi nhuận trách nhiệm còn được thể hiện ở
việc hoàn thành trách nhiệm về chi phí, doanh thu như ở trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu.
Khi thành quả của trung tâm lợi nhuận đạt mức chênh lệch dương thì đó là dấu hiệu tích cực về lợi nhuận của doanh nghiệp. Và ngược lại, nếu thành quả của trung tâm là một dấu hiệu chênh lệch âm, thì đây là bất lợi mà nhà quản lý cần phải tìm ra nguyên nhân và giải thích những bất lợi về chí phí, doanh thu, mức vốn phân cấp cho việc quản lý và sử dụng.
d. Đánh giá thành quả trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trung tâm lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có quyền hạn và trách nhiệm hơn liên quan những vấn đề về thành quả và hiệu quả vốn đầu tư. Đánh giá thành quả trung tâm này thể hiện qua:
·Về hiệu quả: đánh giá tương tự trung tâm lợi nhuận ·Về hiệu năng: được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): Cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Lợi nhuận để lại (RI): Đây là chỉ tiêu cho biết lợi nhuận thực tế còn lại của doanh nghiệp sau khi trừđi chi phí lãi vay.
Chỉ tiêu đánh giá:
ROI% =
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) =
Vốn đầu tư bình quân Lợi nhuận
*100%
Doanh thu X
Lợi nhuận
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)=Tỷ suất sinh lời doanh thu x Số vòng quay vốn đầu tư Thông thường ROI được sử dụng như một chỉ tiêu đánh giá sự hoàn thành của bộ phận. Rõ ràng ROI có những lợi ích hơn so với thu nhập trong
đo lường hoàn thành, bởi vì các doanh nghiệp thường có quy mô khác nhau. Khi ROI thực tế > ROI mục tiêu được xem là tốt, và khi so sánh giữa các
đơn vị thì đơn vị có ROI lớn hơn đuợc xem là tốt hơn. Vì ROI là một tỷ số % có tính đến quy mô vốn sử dụng nên rất thuận lợi so sánh và đánh giá kết quả
kinh doanh giữa các đơn vị với nhau.
Mặc dù chỉ tiêu ROI được sử dụng rộng rãi để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư nhưng nó cũng có một số hạn chế như sau:
·Chỉ tiêu ROI thường chú trọng đến việc thực hiện ngắn hạn hơn là quá trình sinh lời lâu dài. Do vậy, nếu quá chú trọng vào chỉ tiêu này có thể bỏ
qua nhiều cơ hội đầu tư.
·Chỉ tiêu ROI không phù hợp với mô hình vận động của tiền tệ trong phân tích vốn đầu tư vì nó bỏ qua thời giá của tiền tệ.
·Chỉ tiêu ROI có thể không hoàn toàn chịu sựđiều hành của nhà quản trị
cấp cơ sở vì sự hiện diện của trung tâm đầu tư có quyền điều tiết chỉ tiêu này. ·Sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá thành quả có thể không khuyến khích các trung tâm mở rộng quy mô đầu tư vì nó bỏ qua yếu tố chi phí sử dụng vốn.
Để khắc phục những hạn chế của chỉ tiêu ROI trong việc đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư, người ta sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận để lại (RI) để bổ
sung.
Lợi nhuận để lại (RI) = Lợi nhuận - Chi phí sử dụng vốn Trong đó:
Chi phí sử dụng vốn là những chi phí mà trung tâm đầu tư bỏ ra để có
được vốn đầu tư như chi phí lãi vay, lãi suất trái phiếu... ROI mục tiêu thường do doanh nghiệp quy định trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào rủi ro trong việc sử dụng các nguồn quỹ đầu tư, vì vậy các đơn vị khác nhau đôi khi có ROI mục tiêu khác nhau.
Chỉ tiêu RI đặt các trung tâm lợi nhuận lên cùng một mặt bằng so sánh nên đánh giá đúng kết quả các trung tâm lợi nhuận, ngoài ra RI còn khuyến khích các nhà quản lý đơn vị chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào được dự
kiến sẽ mang lại ROI cao hơn.
Chỉ tiêu RI phản ánh số tuyệt đối về lợi nhuận tăng thêm, nên nó không thể sử dụng để so sánh thành quả giữa các trung tâm đầu tư có quy mô khác nhau, vì nó có xu hướng nghiêng về trung tâm đầu tư có quy mô lớn. Trung tâm đầu tư có quy mô càng lớn thì lợi tức còn lại thu được càng nhiều, nhưng
điều đó chưa thể đánh giá hoạt động của trung tâm đầu tư đó có hiệu quả hơn vì có thể chỉđơn giản là nó sử dụng vốn nhiều hơn.