Phân cấp quản lý tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (cienco5) (Trang 62 - 67)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Phân cấp quản lý tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5

2.2.1. Phân cấp quản lý tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 thông 5

a. Phân cp v công tác lp kế hoch

Mỗi đơn vị thành viên trong Tổng công ty, kinh doanh, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu là xây lắp nên Tổng công ty XDCT GT 5 đã phân cấp cho các đơn vị thành viên tự lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Các đơn vị thành viên căn cứ vào kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước và dự báo về nhu cầu trong năm nay tiến hành lập kế hoạch trình Tổng công ty phê duyệt vào đầu mỗi niên độ.

Trên cơ sở các kế hoạch của các đơn vị thành viên, Tổng Công ty sẽ

Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổnghợp Kế toán vât tư, TSCĐ và giá thành Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán, tiềnlương Kế toán công nợ Kế toán các xí nghiệp Thủ quỹ Các đội xây lắp

tổng hợp, hình thành nên kế hoạch tổng thể của toàn Tổng Công ty. Tổng giám đốc sẽ là người trực tiếp xem xét và phê duyệt kế hoạch tổng thể này. Khi kế hoạch tổng thể được phê duyệt, các đơn vị thành viên tuân theo kế

hoạch đó mà tiến hành thực hiện. Các đơn vị hoàn toàn được quyền tự chủ

trong quá trình sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt. Hàng quý và hàng năm, các đơn vị báo cáo về Tổng công ty. Trường hợp cần huy động vốn, tăng vốn điều lệ đơn vị phải báo cáo và được Tổng giám đốc chấp thuận bằng văn bản mới được thực hiện.

Tại các đơn vị thành viên, kế hoạch được xây dựng theo nguyên tắc từ

dưới lên trên. Trước khi tiến hành thi công xây lắp, các đơn vị thi công lập kế

hoạch thi công tùy theo hạng mục thi công mà đội thi công lập kế hoạch chi phí gửi về công ty duyệt để áp dụng, tuy nhiên hiện nay công tác này chưa

được chú trọng, các đơn vị chủ yếu sử dụng dự toán xây lắp. Dự toán xây lắp do các đơn vị tư vấn thiết kế độc lập xây dựng nên chỉ phù hợp đối với từng công trình xây dựng, không phù hợp với các điều kiện cụ thể của từng đơn vị, chính vì thế nên công tác đo lường, so sánh gặp nhiều khó khăn, không tạo

động lực phấn đấu hạ thấp giá thành xây lắp. Một số công trình theo yêu cầu bên chủđầu tư về tiến độ thi công, công ty tiến hành xây dựng kế hoạch, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch cũng mang hình thức hợp thức hóa so với tiến

độ. Do không xây dựng kế hoạch chi phí xây lắp một cách cụ thể chính vì vậy ban lãnh đạo các công ty không có cơ sở để xem xét tiến độ thực hiện kế

hoạch thi công xây lắp, không theo dõi được những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đã lập. Tóm lại, tại các công ty xây lắp thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 chưa được triển khai một cách đồng bộ.

b. Phân cp qun lý và s dng tài sn

Các ban điều hành hạch toán báo sổ:

dõi, điều hành các đơn vị thành viên thi công trong cùng một dự án. Tổng Công ty thường lập Ban điều hành dự án và được cấp số vốn ban đầu. Vốn

được giao trên nguyên tắc giao quyền sử dụng còn Tổng Công ty là chủ sở

hữu các tài sản đó. Đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả

sử dụng vốn, tài sản được giao. Thường những ban điều hành này là đơn vị

hạch toán báo sổ, theo dõi phát sinh chi phí tại công trường, sau đó Tổng Công ty cộng số phát sinh vào Tổng Công ty, Tổng Công ty kiểm soát mọi hoạt động.

Tóm lại, đối với những ban điều hành hạch toán báo sổ, Tổng Công ty kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn và tài sản của đơn vị. Mọi sự thay đổi đều có ý kiến phê duyệt của Tổng Công ty. Tổng Công ty không giao quyền tự chủ hoạt động như các đơn vị hạch toán độc lập.

Các đơn vị cổ phần Tổng Công ty nắm giữ cổ phần chi phối.

Thông qua cổ phần chi phối của mình, Tổng Công ty thực hiện phân cấp quản lý tài chính qua điều lệđược thông qua tại Đại hội cổđông của đơn vị cổ

phần, đối với các đơn vị này, Tổng Công ty có quyền sau:

Ø Thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn chi phối thông qua đại diện của mình tại đơn vị theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Ø Cử, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụ cấp và lợi ích của người đại diện công ty tại đơn vị chi phối (sau đây gọi là người đại diện phần vốn Nhà Nước).

Ø Yêu cầu người đại diện phần vốn góp chi phối báo cáo định kỳ hoặc

đột suất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung của đơn vị

có vốn góp chi phối của Tổng Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ø Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốn góp chi phối xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của đơn vị bị chi phối trước khi biểu quyết; báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp chi phối để phục vụ định hướng phát

triển và mục tiêu của Tổng Công ty.

Ø Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ởđơn vị bị chi phối.

Ø Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vào đơn vị bị chi phối

Ø Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đã góp vào đơn vị bị chi phối.

Các đơn vị cổ phần Tổng Công ty không nắm giữ cổ phần chi phối

Đối với các công ty này, Tổng Công ty chỉ là một cổ đông bình thường nên không có tác động gì đến tình hình tài chính của các công ty. Tổng Công ty chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình ở công ty cổ phần và được chia cổ tức theo quyết định của Hội đồng quản trị công ty cổ phần.

c. Phân cp v phân phi kết qu kinh doanh và thc hin nghĩa v tài chính

Theo quy chế quản lý tài chính của Tổng Công ty, lợi nhuận thực hiện của Tổng Công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế

thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, được trích lập các quỹ chuyên dùng bao gồm quỹđầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ

dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và chia cổ tức cho các cổ đông. Cũng theo quy chế quản lý tài chính của Tổng Công ty, nếu trong năm tiếp theo Tổng Công ty có phương án mở rộng sản xuất kinh doanh thì có thể dùng số lợi nhuận dưđịnh chia cho các cổđông để bổ sung vào vốn, tất cả các cổ đông của Tổng Công ty đều sẵn sàng chấp nhận phương án này vì họ hy sinh lợi nhuận được chia đểđạt lợi nhuận cao hơn vào những kỳ sau. Các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mở tài khoản riêng tại ngân hàng. Hàng quý, các đơn vị nộp báo cáo về Tổng Công ty quản lý.

Đối với các ban điều hành hạch toán báo sổ: Ở các ban điều hành này khi Tổng Công ty cấp vốn xuống chủ yếu là vốn cấp cho dự án, Ban điều

hành này có nhiệm vụ theo dõi và cấp lại cho các đơn vị thành viên tham gia dự án, và chỉ ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không xác định kết qủa và nộp về Tổng Công ty.

Đơn vị cổ phần Tổng Công ty nắm giữ cổ phần chi phối: Theo quy chế

quản lý tài chính của Tổng Công ty, các đơn vị hạch toán độc lập nếu kinh doanh có lãi thì sẽ phải trích lập các quỹ tại đơn vị và trích nộp gửi về Tổng Công ty. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của đơn vịđược phân phối như sau:

Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng, bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế:

Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư qũy bằng 25% vốn

điều lệ thì không trích nữa.

Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn Tổng Công ty đầu tư tại đơn vị và vốn do đơn vị tự huy động bình quân trong năm.

Đối với các đơn vị Tổng Công ty không nắm giữ cổ phần chi phối:

Đối với các công ty này, Tổng Công ty chỉ có trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi số vốn cổ phần đóng góp. Khi các công ty cổ phần kinh doanh có lãi, các đơn vị này phân phối lợi nhuận theo quy định.

Với sự phân cấp quản lý tài chính như trên có thể thấy rằng: Cơ cấu quản lý tại Tổng Công ty tương đối chặt chẽ, mỗi bộ phận có quyền hạn và nhiệm vụ riêng và đều phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty. Mỗi bộ phận có người đứng đầu chịu trách nhiệm chung cho kết quả

hoạt động của bộ phận mình, đảm bảo đem lại hiệu quả nhất định cho Tổng Công ty. Tuy nhiên, để kế toán trách nhiệm phát huy tác dụng phải có sự phân quyền rõ ràng, cụ thể hơn nữa cho từng bộ phận, các nhân. Điều này là cần thiết vì nó gắn kết trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân với kết quả hoạt động

của từng bộ phận, và như vậy khi phát sinh sai phạm Tổng Công ty mới biết

được đâu là nguồn gốc của sự kiện đó. Từ đó, mỗi cá nhân và tập thể mới có thể đóng góp tích cực vào mục tiêu chung của Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (cienco5) (Trang 62 - 67)