Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 33 - 83)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm

việc làm

a. Nhân tố bên ngoài

* Môi trƣờng

+ Điều kiện tự nhiên:những hộ sống ở vùng đồng bằng, nơi có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu ôn hòa, đất đai rộng thì vốn cho vay giải quyết việc làm dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao và ngƣợc lại, những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít, cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát huy hiệu quả không cao.

+ Điều kiện xã hội: do tập quán canh tác ở một số nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, các hộ vay thƣờng có số con đông, sức lao động ít, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình thấp nên sử dụng vốn kém hiệu quả. Một số hộ vay do nhận thức còn hạn chế, xem nguồn vốn cho vay là vốn cấp phát, cho không của Nhà nƣớc nên sử dụng chủ yếu vào sinh hoạt trong gia đình, không đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, vốn sử dụng không có hiệu quả dẫn đến không trả nợ cho Ngân hàng.

+ Điều kiện kinh tế: vốn tự có của hộ vay hầu nhƣ là không có nên vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng cũng là yếu tố giảm hiệu quả vốn vay. Điều kiện y tế, giáo dục, thị trƣờng cũng có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả cho vay. Những nơi có trạm y tế, có đội ngũ y bác sỹ đầy đủ thì nơi đó việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân đƣợc đảm bảo, ngƣời dân có sức khỏe tốt đồng nghĩa với sức lao động tốt, có điều kiện sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng vốn có hiệu quả. Giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả. Nếu nơi nào có tỷ lệ ngƣời đƣợc học cao, thì nơi đó dễ có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nơi đó con ngƣời có ý thức tốt hơn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành pháp luật Nhà nƣớc và thực hiện việc trả nợ cho Ngân hàng. Thị trƣờng tiêu thụ sản

phẩm cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay giải quyết việc làm.

* Chính sách Nhà nƣớc

Sự can thiệp hay điều tiết của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế là một nhân tố quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế. Để Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ vốn cho các vùng nghèo kịp thời, có chính sách hƣớng dẫn hộ đầu tƣ vốn vào lĩnh vực nào trong từng thời kỳ, xử lý rủi ro kịp thời thì vốn vay dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao. Sản phẩm làm ra nếu có thị trƣờng tiêu thụ tốt thì dễ tiêu thụ có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao và ngƣợc lại. Nếu Nhà nƣớc có các chính sách đúng, kịp thời hỗ trợ ngƣời dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì góp phần làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Do tính đặc thù của chƣơng trình cho vay, nguồn vốn cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, phƣơng thức cho vay, thời hạn cho vay của chƣơng trình đều do Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ nên bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Chính phủ sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động, kết quả cho vay nhƣ lƣợng khách hàng vay vốn, mức vay vốn, doanh số cho vay…

* Bản thân hộ vay

Hộ vay thƣờng thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí cao, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh kém khó vƣợt qua các rủi ro trong sản xuất và đời sống. Không có vốn tự có dẫn đến dễ bị động về vốn sản xuất. Nếu hộ vay có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sản xuất thì có hiệu quả. Tại một số vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nƣớc, ý thức kém nên sử dụng vốn sai mục đích, không chấp hành trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

b. Nhân tố bên trong * Nguồn vốn

Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc và nguồn vốn tự huy động. Trong việc nâng cao chất lƣợng cho vay, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ tạo điều kiện cho việc tăng cho vay. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng ảnh hƣởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm hay có thể nói chính nguồn vốn huy động đƣợc sẽ ảnh hƣởng đến nguồn vốn mà Ngân hàng có thể quyết định cho khách hàng vay. Do đó, nếu có một chiến lƣợc huy động tốt, tận dụng lợi thế là một tổ chức tín dụng do Chính phủ thành lập và xây dựng một chiến lƣợc cho vay giải quyết việc làm hiệu quả trên cơ sở củng cố các dịch vụ tiện ích thì Ngân hàng chính sách có khả năng cạnh tranh huy động trên thị trƣờng tài chính. Từ đó dẫn đến sự mở rộng khả năng cho vay nói chung và cho vay giải quyết việc làm nói riêng.

* Mạng lƣới

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm càng tăng khi mà số lƣợng ngƣời lao động tìm đến càng lớn với niềm tin vốn vay Ngân hàng sẽ giúp mình thoát khỏi cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên ngƣời ta thƣờng có xu hƣớng thích làm việc với các Ngân hàng có trụ sở làm việc ổn định, có mạng lƣới giao dịch rộng khắp... Nó thể hiện sự thịnh vƣợng và nền tài chính bền vững của một Ngân hàng cũng nhƣ góp phần giúp cho ngƣời dân đƣa ra sự lựa chọn của mình về Ngân hàng mà mình sẽ tiến hành giao dịch.

* Nhân sự

Hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần đề cao năng lực làm việc của con ngƣời. Xét riêng trong hoạt động cho vay giải quyết việc làm thì quyết định của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng và làm cơ sở để xét duyệt cho vay. Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt bản chất, quyết định có đúng đắn và hợp lý hay không là phụ thuộc vào trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng. Một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay giải quyết việc làm

là bảo toàn và phát triển vốn nghĩa là vốn cho vay giải quyết việc làm phải khả thi để đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi vay dù là nhỏ. Cán bộ tín dụng đánh giá hiệu quả của dự án trên nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong khâu thẩm định về mục tiêu, đối tƣợng cho vay, điều kiện cho vay và mục đích sử dụng tiền vay. Vì thế, hiệu quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào khả năng phân tích, đánh giá các chỉ tiêu cả định tính lẫn định lƣợng của dự án.

* Công nghệ

Cho đến ngày nay, công nghệ tồn tại một cách tất yếu và cần thiết trong đời sống xã hội, xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế và các hoạt động của Ngân hàng nói chung và cho vay giải quyết việc làm nói riêng. Ngày nay các hoạt động của Ngân hàng hầu nhƣ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và nó đóng một vai trò tích cực trong việc nâng cao khả năng tiếp cận với khách hàng. Công nghệ đảm bảo cho quá trình giao dịch đƣợc thực hiện an toàn, nhanh chóng không để xảy ra tình trạng mất cơ hội kinh doanh của các dự án vay vốn. Cho vay giải quyết việc làm là một vấn đề quan trọng mang tầm cỡ quốc gia vì xét một cách vĩ mô nó ảnh hƣởng to lớn đến tốc độ phát triển của đất nƣớc, tỷ lệ thất nghiệp, còn trên góc độ vi mô thì vốn đến chậm tay chủ dự án thì làm lỡ cơ hội kinh doanh, mất hợp đồng…Chính vì thế, ngƣời ta cần đến sự có mặt của công nghệ để đạt đƣợc những tiện ích trong khi giao dịch, vay vốn và trả nợ. Hơn nữa khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các nhu cầu và hoạt động có liên quan ngày càng phức tạp thì đòi hỏi công nghệ cao hơn nữa.

* Sự phối hợp giữa Ngân hàng với các Ban ngành và cơ quan chính quyền Cho vay chính sách nói chung và cho vay giải quyết việc làm nói riêng không thể đảm bảo tính hiệu quả nếu nhƣ không có sự phối hợp và xây dựng mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng với các Ban ngành và cơ quan chính quyền. Ngân hàng là đơn vị chịu trách nhiệm cho vay và quản lý món vay nhƣng hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào

các Ban ngành và cơ quan chính quyền. Có sự giúp đỡ của họ thì vốn ƣu đãi mới dễ dàng đến đƣợc ngƣời vay vốn bởi vì không ai nắm bắt đƣợc tình hình đời sống kinh tế của ngƣời dân trong một khu vực rõ hơn là cấp chính quyền địa phƣơng mà ngƣời dân đang tham gia sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó Ngân hàng thƣờng xuyên có sự phối kết hợp với các Sở ban ngành liên quan trong công tác cho vay giải quyết việc làm.

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.3.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia về cho vay giải quyết việc làm

* Bangladesh

Bangladesh là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, 80% dân số sinh sống ở nông thôn, dân trí thấp, nhiều ngƣời mù chữ, tỷ lệ thất nghiệp cao, thiên tai thƣờng xuyên xảy ra do đó đời sống của đa số ngƣời dân rất thiếu thốn.

Ngân hàng Grameen (GB) hình thành từ năm 1976, là ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo ở Bangladesh. Vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sƣ - TS Yumus sáng lập. Hệ thống Ngân hàng GB gồm: Ngân hàng TW, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 chi nhánh khu vực ở nông thôn, dƣới chi nhánh là mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm Trƣởng trung tâm tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 tổ tín dụng. Mỗi tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trƣởng. Ngƣời vay muốn đƣợc vay tiền Ngân hàng Grameen phải là thành viên của Ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong một tổ tín dụng, các thành viên trong nhóm đƣợc yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của ngân hàng về tính kỷ luật, đoàn kết và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn. Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên một lần, mỗi thành viên phải gửi 1 cata (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản tiền gửi của mình tại Chi nhánh Ngân hàng Grameen.

Quy chế cho vay của tổ tín dụng: đầu tiên 2 thành viên trong tổ đƣợc vay vốn, khi trả xong nợ thì 2 thành viên tiếp theo đƣợc vay, tổ trƣởng tín dụng là ngƣời vay cuối cùng. Khi tổ trƣởng trả xong nợ, thì lại có 2 thành viên khác đƣợc vay vốn, quy chế này đƣợc lặp đi, lặp lại. Các thành viên trong tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và gửi tiền tiết kiệm.

Ngƣời vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàng Grameen, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen cao hơn lãi suất Ngân hàng thƣơng mại. Khi đƣợc vay vốn ngƣời vay phải nộp khoản lệ phí trên số tiền vay để hình thành quỹ của tổ tín dụng, trong đó có quỹ phòng ngừa rủi ro và quỹ này đƣợc gửi vào Chi nhánh Grameen. Khi một thành viên vay vốn không còn khả năng trả nợ, tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay cho thành viên của mình.

Hiện nay, Ngân hàng Grameen có hơn 5 triệu thành viên, hơn 94% thành viên là nữ, vốn điều lệ 150 triệu taka, trong đó Nhà nƣớc góp cổ phần 18 triệu taka, số còn lại là giá trị cổ phiếu của Ngân hàng TW Bangladesh, các NHTM, các tổ chức quốc tế là thành viên. Ngân hàng Grameen hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, kinh doanh phải có lãi, Nhà nƣớc bù lỗ.

Về mặt pháp lý: Nhà nƣớc Bangladesh có bộ luật riêng cho Ngân hàng Grameen. Ngân hàng TW Bangladesh cấp một giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Grameen TW. Trung tâm tín dụng thành lập theo làng và tổ tín dụng thành lập theo xóm do các thành viên thành lập, trên tinh thần tự nguyện của các thành viên. Theo bộ luật Ngân hàng Grameen, Ngân hàng này không phải nộp bất cứ một loại thuế nào cho Nhà nƣớc.

Uỷ ban quốc gia kiểm soát về tài chính – tín dụng có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các chế độ, kiểm tra và thanh tra tại chỗ về tài chính Ngân hàng Grameen và các chi nhánh của ngân hàng này.

việc gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ mỗi thành viên. Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp và nhận tiền gửi của thành viên, tiền gửi của tổ tín dụng, thu nợ, cho thành viên vay. Ngoài cho vay sản xuất nông nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay giải quyết việc làm, vay sinh hoạt nhƣ xây dựng nhà ở mới, sữa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nƣớc sạch, chữa bệnh…Một món cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Grameen là 200 USD.

Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen:

Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học, chặt chẽ, mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai và minh bạch.

Hai là, Nhà nƣớc Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động nhƣ: không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao. Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ nhƣ trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng); các tổ tín dụng gửi quỹ của tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững.

Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ thành thị về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu vốn nhƣ vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nƣớc và nƣớc ngoài để cho ngƣời dân vay, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo.

Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. Mỗi tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên mất khả năng trả nợ cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn đƣợc vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng.

Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, có tinh thần phục vụ khách hàng và đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của trung tâm tín dụng.

Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản nhƣng chặt chẽ. Do đó thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng.

* Thái lan

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hàng năm đƣợc Chính phủ tài trợ để hỗ trợ vốn thực hiện chƣơng trình hỗ trợ vốn cho vay giải quyết việc làm. Những ngƣời có mức thu nhập dƣới 1.000 Bath/ năm thì đƣợc Ngân hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay giải quyết việc làm thƣờng đƣợc giảm từ 1-3%/ năm so với lãi suất cho vay các đối tƣợng khác. Kết quả là BAAC tiếp cận đƣợc 85% khách hàng là nông dân và có tổng nguồn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 33 - 83)