Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 83 - 87)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

- Đối tƣợng vay vốn hạn chế.

- Việc bình xét cho vay còn nhiều bất cập nhƣ tổ bình xét cho vay không công khai, dân chủ thậm chí tổ không thực hiện việc bình xét cho vay.

- Cho vay không đúng đối tƣợng.

- Thủ tục xét duyệt cho vay còn nhiều phức tạp, rƣờm rà. Thủ tục xét duyệt dự án cho vay giải quyết việc làm phản ánh sự phối hợp chặt chẽ của Ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức xã hội. Song, nó cũng bộc lộ nhiều phức tạp, rƣờm rà trong quá trình thực hiện. Thời gian từ khi chủ dự án nộp hồ sơ xin vay vốn giải quyết việc làm cho đến khi nhận đƣợc vốn vay kéo dài gần một tháng. Hồ sơ xin vay phải trải qua nhiều cấp trung gian xét duyệt rồi sau đó mới thẩm định và quy định về các loại giấy tờ trong hồ sơ còn phức tạp và chƣa phù hợp với thực tế.

- Việc phê duyệt dự án còn khá chậm.

- Mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/hộ gia đình chƣa thật sự phù hợp với nhu cầu vay vốn của hộ vay. Mức cho vay đƣợc quy định nhƣ hiện nay của chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm còn thấp, không đủ vốn để tạo điều kiện cho hộ vay sản xuất kinh doanh. Với mức vay này thì ngƣời vay chỉ kinh doanh nhỏ với thu nhập ít ỏi không ổn định, không thu hút nhiều lao động và

không thực hiện các phƣơng án sản xuất kinh doanh lớn để tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa.

- Công tác huy động vốn chƣa đạt kết quả cao.

- Công tác thông tin tuyên truyền về việc quảng bá hình ảnh của Chi nhánh và hoạt động cho vay giải quyết việc làm chƣa đƣợc quan tâm và chú trọng.

- Hệ thống thiết bị máy móc chƣa đƣợc trang bị đầu tƣ thay thế.

- Thời gian để tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn và thời gian hoàn thiện thủ tục giải ngân từ khi có quyết định chính thức cho vay còn kéo dài. Nếu tính tối đa thời gian từ khi thẩm định và phê duyệt dự án là 30 ngày.

- Việc kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay thiếu sự phối hợp của tổ chức Hội cũng nhƣ tổ tiết kiệm và vay vốn.

b. Nguyên nhân

- Nhận thức hộ vay hạn chế, thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh và không biết áp dụng kỹ thuật khoa học vào sản xuất nên hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo nên việc trả nợ phụ thuộc vào ý thức hộ vay, sự phối hợp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở của các tổ chức Hội, tổ trƣởng và chính quyền tại địa phƣơng.

- Nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm hạn chế, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phƣơng còn hạn chế, ngân sách thành phố gặp khó khăn nên chƣa đáp ứng nhu cầu vốn để tạo việc làm, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

- Do lãi suất ƣu đãi nên hộ vay ỷ lại, tính toán làm ăn không cẩn thận, sử dụng vốn sai mục đích và không tham gia gửi tiền tiết kiệm để trả nợ vốn vay.

- Chi nhánh chƣa thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, thực hiện chƣa đều tay.

- Việc xác định thời hạn vay vốn đối với hộ vay chƣơng trình giải quyết việc làm do tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét hầu nhƣ chƣa gắn với

chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng đối tƣợng vay và thời hạn cho vay đều là 12 tháng. Vì vậy, hiện nay Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng cho vay chủ yếu là ngắn hạn 12 tháng. Thời hạn cho vay ngắn, không đủ thời gian để hộ vay kịp thu hồi vốn để trả nợ cho Ngân hàng.

- Hộ vay còn ỷ lại vào chính sách của Nhà nƣớc, không phân biệt đƣợc vốn tín dụng với vốn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nƣớc.

- Chính quyền địa phƣơng, Hội đoàn thể và tổ TK&VV chƣa thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình nên chƣa thật sự quan tâm đến công tác phối hợp hoạt động với Ngân hàng.

- Mạng lƣới hoạt động của Chi nhánh ở điểm giao dịch xã chƣa đƣợc quan tâm. Điều kiện làm việc tại điểm giao dịch xã hiện nay chƣa đƣợc sự hỗ trợ từ UBND nhƣ bàn ghế, hội trƣờng để tổ giao dịch lƣu động thực hiện công việc. Hiện tại, tổ giao dịch lƣu động khi xuống cơ sở thƣờng đƣợc làm việc trong phòng Hội đoàn thể và gặp những khó khăn về nơi làm việc khi Hội đoàn thể cũng có những công việc chuyên môn của họ.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế về kinh nghiệm trong việc xử lý đôn đốc thu hồi nợ đặc biệt là nợ quá hạn và nợ khó đòi.

- Nhiều tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét hộ vay, tham gia gia nhập tổ còn mang tính cá nhân. Việc bình xét cho vay tại một số tổ chƣa thực sự công khai và dân chủ, thậm chí tổ không thực hiện việc bình xét cho vay. Điều này dẫn đến việc lựa chọn những hộ vay không đúng đối tƣợng, những ngƣời khá giả có mối quan hệ với tổ sẽ dễ dàng tiếp cận để vay vốn.

- Do nguyên nhân chủ quan từ phía con ngƣời, cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc, thêm vào đó là hạn chế về số lƣợng cán bộ, trình độ cán bộ chƣa đồng đều nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả công việc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 luận văn đã nghiên cứu hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng. Trong thời gian từ năm 2011-2013, từ nghiên cứu rút ra một số nhận xét chính nhƣ sau:

1. Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng thì việc nâng cao và hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm luôn luôn đƣợc quan tâm và chú trọng. Hoạt động cho vay giải quyết việc làm có hiệu quả thì mới góp phần thực hiện đƣợc mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ thành phố Đà Nẵng nói riêng đề ra.

2. Luận văn làm rõ hơn và phân tích nội dung hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng. Từ đó rút ra đƣợc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện chính sách cho vay giải quyết việc làm đã mang lại nhiều kết quả và tồn tại một số bất cập trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm.

3. Luận văn đánh giá và phân tích về kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng.

4. Từ nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, từ đó làm cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 83 - 87)