Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra – kiểm soát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 98 - 100)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra – kiểm soát

Để không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng, công tác kiểm tra – kiểm soát luôn đƣợc quan tâm, thực hiện thƣờng xuyên và chú trọng hơn nữa. Công tác kiểm tra – kiểm soát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động cho vay, nó là một trong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho vay, hiệu quả sử dụng vốn vay, giúp Ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động cho vay, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cho vay và hạn chế nợ quá hạn. Để hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả cao thì Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng nên thực hiện:

- Tăng cƣờng kiểm tra sử dụng vốn vay, nắm bắt thông tin về hộ vay. Đồng thời tiến hành kiểm tra sâu trong công tác tín dụng. Chi nhánh thành lập

đoàn kiểm tra chuyên đề tín dụng và nâng cao vai trò tự kiểm tra của các Phòng giao dịch để phát hiện những sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế rủi ro, giảm nợ quá hạn.

- BĐD HĐQT NHCSXH Đà Nẵng phân công các thành viên kiểm tra, chỉ đạo UBND Quận, các Hội đoàn thể phối hợp thực hiện đôn đốc, xác định nguyên nhân từng khoản nợ để thu hồi, gắn chất lƣợng tín dụng chính sách với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành.

- Cần đặc biệt chú trọng trong công tác kiểm tra cả trƣớc, trong và sau khi cho vay đảm bảo đúng theo quy trình tín dụng để có thể hạn chế một cách tối đa nhất những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình cho vay. Việc kiểm tra sau khi cho vay cần có sự phối hợp của cán bộ tín dụng của Ngân hàng, tổ chức Hội đoàn thể, tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn. Ngân hàng tham mƣu cho Phó chủ tịch UBND phụ trách công tác phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tác động đến các Hội đoàn thể để chấm dứt tình trạng việc Hội cho ký phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi Ngân hàng giải ngân cho khách hàng. Hội cần thực hiện đúng quy định là sau khi phát tiền vay 15 ngày thì Hội cùng tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn đi kiểm tra sử dụng vốn vay xem hộ vay có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không và sản xuất kinh doanh có hiệu quả không để phát hiện những sai sót, đối tƣợng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế rủi ro, giảm nợ quá hạn.

- Ngân hàng phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tƣợng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn. Ngay từ đầu năm Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đề ra kế hoạch kiểm tra, trong đó chia theo quý. Đồng thời có văn bản chỉ đạo Phòng giao dịch lập kế hoạch kiểm tra. Định kỳ quý

hoặc đột xuất, lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội thành phố cũng nhƣ Phòng giao dịch mời các thành viên BĐD HĐQT các cấp đi kiểm tra theo kế hoạch đã phân công từ đầu năm để thực hiện chƣơng trình kiểm tra giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, của ngƣời vay và tổ chức Hội đoàn thể trong việc chấp hành hoạt động cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của ngƣời vay.

- Kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần thực hiện việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo... giữa các đơn vị để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm, xử lý ngay nhằm chống thất thoát vốn. Hàng tháng, Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ tham mƣu Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội thành phố lập các đoàn kiểm tra. Về nội dung: kiểm tra chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo Phòng giao dịch thực hiện kế hoạch tín dụng, kiểm tra đối chiếu tại tổ và hộ vay vốn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 98 - 100)