Tăng cƣờng công tác xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 96 - 98)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Tăng cƣờng công tác xử lý nợ quá hạn

HĐND thành phố Đà Nẵng đã xác định mục tiêu lấy năm 2011- 2013 là “Năm giải tỏa đền bù, bố trí tái định cƣ và an ninh xã hội”; nhƣ vậy thành phố trong giai đoạn quy hoạch, chỉnh trang đô thị trên diện rộng, điều đó có ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý hộ vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn. Tính đến nay thành phố đã thực hiện di dời, giải tỏa và tái

định cƣ trên nhiều địa bàn. Chi nhánh đã triển khai thực hiện công tác đối chiếu nợ để đổi sổ vay vốn thì cho thấy nhiều hộ vay đi khỏi nơi cƣ trú nhƣng chƣa đổi đƣợc sổ (đến cuối năm 2013 còn 1.733 hộ/6,4 tỷ đồng khi đi khỏi nơi cƣ trú). Với tình hình nhƣ vậy, Chi nhánh nên tích cực tìm kiếm và xác định địa chỉ hộ vay đã đi khỏi nơi cƣ trú để xử lý, đổi sổ, thu hồi vốn, bàn giao nợ. Cụ thể:

- Chi nhánh nên phối hợp với công an các cấp, chính quyền địa phƣơng để xác định địa chỉ đang sinh sống của hộ vay đi khỏi địa phƣơng để giúp Chi nhánh có thể theo dõi, tiến hành thu nợ hoặc bàn giao nợ về địa phƣơng nơi hộ vay đang cƣ trú và sinh sống. Hiện nay, ngành công an chƣa có chỉ đạo để phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội trong việc tìm kiếm hộ vay đi khỏi địa phƣơng. Đặc biệt thành phố Đà Nẵng xảy ra tình trạng hộ vay đi khỏi địa phƣơng với tỷ lệ cao. Vì vậy, Chi nhánh cần làm việc và xây dựng mối quan hệ với công an thành phố trong việc phối hợp với Chi nhánh xác định tìm kiếm hộ vay đi khỏi địa phƣơng. Công an, cùng chính quyền địa phƣơng phối hợp với cán bộ tín dụng Ngân hàng thì việc xác định địa chỉ hộ vay chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác sẽ dễ dàng hơn, giúp cho việc thu hồi nợ đi khỏi địa phƣơng của Ngân hàng một cách có hiệu quả.

- Chi nhánh cũng nên tham mƣu cho phòng Tài nguyên môi trƣờng hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc ngăn chặn các hộ vay bán nhà chuyển đi nơi khác nhằm giúp cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ hộ đi khỏi địa bàn nơi cƣ trú. Ngân hàng cần cung cấp thông tin kịp thời các hộ vay bán nhà cho phòng Tài nguyên môi trƣờng để hỗ trợ trong việc ngăn chặn các hộ vay bán nhà chuyển đi nơi khác.

Để hạn chế và kiểm soát nợ quá hạn, Ngân hàng cần:

- Tích cực phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo phƣờng, xã, Hội đoàn thể, tổ trƣởng tổ tổ tiết kiệm và vay vốn để xử lý nợ quá hạn. Ngân hàng tham mƣu

cho Phó chủ tịch UBND làm việc với các hộ vay có nợ quá hạn, nợ chây ỳ. Dƣới sự quản lý của chính quyền địa phƣơng thì họ sợ ảnh hƣởng đến quyền lợi của mình nên việc chính quyền địa phƣơng làm việc với những hộ này sẽ giúp Ngân hàng thu đƣợc nợ quá hạn và nợ chây ỳ.

- Hàng tháng, Ngân hàng nên duy trì và nâng cao chất lƣợng các cuộc họp giao ban với Hội đoàn thể phƣờng, xã tại điểm giao dịch vào ngày giao dịch theo quy định, thƣờng xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn để xem xét và xử lý nợ quá hạn một cách kịp thời.

- Ngân hàng nên thƣờng xuyên phát động các phong trào thi đua: xã, phƣờng, cán bộ tín dụng không có nợ quá hạn. Nếu xã/phƣờng hay cán bộ tín dụng quản lý địa bàn mà không có nợ quá hạn thì sẽ khen thƣởng và động viên cán bộ tín dụng tiếp tục phát huy, làm động lực cho các cán bộ tín dụng cũng nhƣ các Hội đoàn thể có động lực để thực hiện tốt công việc của mình. Nếu đạt đƣợc thì đƣợc tuyên dƣơng, khen thƣởng trƣớc toàn thể cơ quan, hoặc hơn thế nữa sẽ đƣợc ƣu ái nếu có các đợt đi tham quan, tập huấn của Ngân hàng chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 96 - 98)