Củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 104 - 108)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.7.Củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn

hộ vay về cách thức làm ăn, cách học hỏi và vận dụng kiến thức vào trong việc sản xuất của mình.

3.2.7. Củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn đƣợc thành lập nhằm tập hợp các hộ vay có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cùng tƣơng trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cùng liên đới chịu trách

nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng. Phƣơng thức cấp vốn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội với phƣơng châm trực tiếp đến tận tay ngƣời vay thông qua tổ nhóm cũng là một đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội nhằm tăng cƣờng trách nhiệm trong những ngƣời vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hoá công tác xóa đói giảm nghèo, tăng cƣờng sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể thông qua việc thành lập các tổ vay vốn. Do đó, cần củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn là một trong những khâu trọng yếu, quyết định chất lƣợng hoạt động của cho vay theo chính sách. Cụ thể:

- Cho vay giải quyết việc làm đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay không phải thế chấp tài sản nhƣng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự bình nghị xét duyệt công khai từ tổ. Nhƣ vậy, công tác cho vay muốn thực hiện đƣợc tốt thì ngay từ đầu phải thành lập đƣợc các tổ cơ sở, đặc biệt là việc chọn, bầu tổ trƣởng phải là ngƣời có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với ngƣời nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng thời phải tạo đƣợc tinh thần trách nhiệm, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ.

- Khi có nguồn vốn phân giao về cho tổ, các tổ trƣởng khi bình xét phải có biên bản, các tổ trƣởng nên triệu tập cuộc họp, để bình xét cho vay đảm bảo dân chủ công khai. Việc bình xét mức vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, đối tƣợng vay vốn phải đƣợc đƣa ra bàn bạc một cách công khai dân chủ tại cuộc họp của tổ viên trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay từng hộ, chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tránh tình trạng chia đều về số tiền vay, đồng đều về thời hạn cho vay. Hội đoàn thể và Ngân hàng cũng nên cử ngƣời đại diện để tham gia vào việc bình xét cho vay và sinh hoạt tổ để nắm bắt kịp thời những tồn tại, vƣớng mắc, kiến nghị của thành viên để có

hƣớng xử lý kịp thời. Trong sinh hoạt tổ có thể kết hợp các chƣơng trình tập huấn kiến thức để sản xuất kinh doanh và phổ biến các chính sách, chủ trƣơng của Ngân hàng nhằm tăng cƣờng năng lực sản xuất cho ngƣời vay, tăng cƣờng sự tƣơng trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống giữa các thành viên trong tổ và để hộ vay hiểu biết hơn về chính sách cho vay ƣu đãi của Ngân hàng, nâng cao nhận thức của nguời vay trong trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn. Đồng thời kiểm tra việc ghi chép sổ sách của tổ trƣởng, biên bản họp tổ, tình hình thu lãi, thu tiết kiệm theo quy ƣớc hoạt động của tổ.

- Xây dựng kỷ luật tín dụng chặt chẽ, nghiêm minh trong hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn. Các thành viên trong tổ phải hiểu đƣợc trách nhiệm của mình khi tham gia sinh hoạt tổ, thực hiện theo đúng quy ƣớc hoạt động của tổ đã đƣợc biểu quyết thông qua. Các thành viên trong tổ có trách nhiệm kiểm tra sử dụng vốn vay lẫn nhau, cộng đồng trách nhiệm trong việc hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng.

- Khâu bình xét cho vay từ cơ sở phải thực hiện một cách dân chủ công khai để lựa chọn những hộ vay đúng đối tƣợng, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay không đúng đối tƣợng hoặc các hộ vay vốn cho mục đích tiêu dùng, sử dụng vốn sai mục đích.

- Hiện nay tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn vẫn chƣa thành thạo trong việc ghi chép trong biên lai thu lãi và trong bảng kê thu lãi. Việc theo dõi, quản lý nợ, hạch toán ghi chép và lƣu giữ hồ sơ sổ sách của ban quản lý tổ chƣa thực hiện đầy đủ và đúng theo quy định. Vì vậy, Ngân hàng cần tuyên truyền và hƣớng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn, cũng nhƣ cách quản lý và phƣơng pháp theo dõi trên sổ sách cho các tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn. Định kỳ hàng quý, Ngân hàng phối hợp với Hội đoàn thể để kiểm tra đối chiếu, theo dõi việc ghi chép sổ sách của tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Khi hộ vay nhận đƣợc tiền thì ban quản lý tổ phải đôn đốc bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích, những hộ vay đến hạn thì phải đôn đốc nhắc nhở hộ vay trƣớc 15 ngày để các hộ trả nợ.

- Khi phát hiện hộ vay bị rủi ro do thiên tai dịch bệnh thì tổ phải báo cáo ngay và mời cán bộ chuyên trách, cán bộ uỷ ban, cán bộ Ngân hàng đến đánh giá mức độ thiệt hại và kịp thời xử lý tránh tình trạng ứ đọng nhiều ngày.

- Xử lý dứt điểm và nghiêm minh trƣớc pháp luật các tổ trƣởng xâm tiêu chiếm dụng vốn của hộ vay, tuyên truyền sâu rộng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để cảnh báo và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế các tiêu cực ở các địa phƣơng khác.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đặc biệt đối với tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Chi nhánh nên kết hợp với các tổ chức nhận ủy thác quận, huyện, xã, phƣờng tăng cƣờng công tác đào tạo tập huấn đối với ban quản lý tổ. Lãnh đạo các Phòng giao dịch cũng nên củng cố tổ tiết kiệm và vay vốn để bảo đảm 100% tổ tiết kiệm và vay vốn có Ban quản lý tổ có 02 - 03 ngƣời, tốt nhất là ngƣời làm kinh tế giỏi, không phải hộ nghèo để thực hiện ủy nhiệm của Ngân hàng thu lãi, thu tiết kiệm. Thành viên ban quản lý tổ phải là những ngƣời có sức khỏe tốt, có uy tín với nhân dân, có khả năng làm việc lâu dài cho tổ và không phải là ban chấp hành hội cấp xã, phƣờng.

- Hàng tháng duy trì và nâng cao chất lƣợng các cuộc họp giao ban với Hội đoàn thể phƣờng, xã tại điểm giao dịch vào ngày giao dịch đã quy định. Thƣờng xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn xem xét xử lý nợ một cách kịp thời khi hộ vay có nhu cầu nhƣ: cho vay lƣu vụ, gia hạn nợ, cho vay bổ sung, xử lý nợ rủi ro…Tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đặc biệt đối với cán bộ tín dụng, tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 104 - 108)