Mục tiêu giải quyết việc làm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 87 - 90)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu giải quyết việc làm của thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có bƣớc phát triển về kinh tế - xã hội tƣơng đối nhanh, duy trì tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế cao, 6 năm liền đứng thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh cấp thành phố, tạo thuận lợi cho sự đầu tƣ phát triển nền kinh tế, tạo chỗ làm mới. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 25/2005/NQ-HĐND ngày 26/7/2005 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII, kỳ họp thứ 5, nhiệm kỳ 2004-2009 về thực hiện Chƣơng trình “Thành phố 3 có: Có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”, UBND thành phố có Quyết định số 142/2005/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 ban hành Đề án “Giải quyết việc làm cho ngƣời trong độ tuổi lao động của thành phố”. Nhờ đó, công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động giai đoạn 2006 - 2010 đạt đƣợc kết quả tốt, với hơn 161.400 lao động đƣợc giải quyết việc làm.

Giai đoạn tiếp theo 2012-2015 thành phố Đà Nẵng tiếp tục thực hiện mục tiêu: phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nƣớc; đảm bảo tốc độ GDP bình quân tăng 13,5 – 14,5%, đến năm 2015 GDP tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010; tạo nền tảng để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020.

Với mục tiêu tổng quát là định hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp để giải quyết tốt việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn thành phố.

Mục tiêu tổng quát là đảm bảo cho mọi lao động trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc đều có cơ hội tìm đƣợc việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nền kinh tế của thành phố nhanh và bền vững.

Mục tiêu cụ thể là giai đoạn 2012 - 2015 giải quyết việc làm cho 132.000 - 136.000 lao động; bình quân giải quyết việc làm 33.500 lao động/năm. Phấn đấu đến năm 2015 hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống dƣới 4,15%. Chỉ tiêu phấn đấu của thành phố về đầu tƣ là tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tăng 15 - 16%/năm. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của thành phố; tăng trƣởng kinh tế sẽ tạo chỗ làm mới và giải quyết việc làm một cách thuận lợi hơn. Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thƣơng mại; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin và đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại là những hƣớng đột phá của thành phố tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Tạo ra nhiều chỗ làm mới và làm chuyển hƣớng về cơ cấu lao động theo hƣớng tích cực. Tiếp tục triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-CP của Chính phủ; Đề án hỗ trợ cho hộ giải tỏa đền bù, mất đất sản xuất do thu hồi đất chỉnh trang đô thị. Đầu tƣ hàng năm 3 - 4 tỷ đồng để đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho lao động nông thôn, nông dân để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; đảm bảo mục tiêu đến năm 2015 có 20 đến 30% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thành phố xây dựng kế hoạch để đề nghị Trung ƣơng bổ sung vốn hàng năm tăng thêm 3 - 4 tỷ đồng/năm để cho vay giải quyết việc làm; ngân sách thành phố ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố đạt 6 - 10 tỷ đồng/năm; ngân sách các Quận, huyện ủy thác cho các Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội ở địa phƣơng đạt 0,5 - 1,0 tỷ đồng để cho vay giải quyết

việc làm, nhất là hộ di dời giải tỏa mất đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề (tập trung vào những năm đầu của giai đoạn - năm giải tỏa đền bù và an sinh xã hội). Lồng ghép các hoạt động của chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm và chƣơng trình giảm nghèo để phát huy hiệu quả vốn vay; tạo việc làm mới và ổn định cuộc sống. Huy động thêm các nguồn vốn khác để cho vay giải quyết việc làm và giảm nghèo; tranh thủ các dự án viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nƣớc ngoài; các Hội đoàn thể huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ cho vay sinh kế tạo việc làm ổn định. Hỗ trợ vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài; ngoài vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội theo mức quy định, vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo khả năng thế chấp, thành phố hỗ trợ cho vay thêm bằng vốn ủy thác của thành phố thông qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội theo nhu cầu của từng lao động và theo mức tổng chi phí. Tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, dạy nghề và học nghề, thị trƣờng lao động.

Để đạt đƣợc mục tiêu đó, thành phố xác định năm hƣớng đột phá chiến lƣợc; phấn đấu tạo một bƣớc chuyển dịch về cơ cấu kinh tế; trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận tiện; nâng cao tiềm lực kinh tế - xã hội một cách vững chắc; tạo thêm chỗ làm mới và giải quyết việc làm một cách ổn định. Từ mục tiêu đó, để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động một cách hiệu quả và ổn định thì cần có chính sách cụ thể với lộ trình nhất định về giải quyết việc làm và những giải pháp thiết thực có tính khả thi cao. Từ đó, vấn đề giải quyết việc làm giúp tạo sự ổn định xã hội, góp phần thực hiện tốt chƣơng trình giảm nghèo; giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Vì vậy, Đề án “Giải quyết việc làm cho ngƣời trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2015” là quan trọng và cần thiết phục vụ hoàn thành các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ

thành phố lần thứ XX đã đề ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 87 - 90)