Định hƣớng cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 91 - 93)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Định hƣớng cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng

hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng

Thành ủy Đà Nẵng đã xác định và yêu cầu các cơ quan Đảng, chính quyền, các đơn vị địa phƣơng lấy nhiệm vụ “xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố có môi trƣờng đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình, một thành phố hấp dẫn và đáng sống” làm mục tiêu phấn đấu. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng với nhiệm vụ cơ bản thực hiện các chƣơng trình cho vay chính sách cũng là một giải pháp quan trọng trong nhóm giải pháp của thành phố triển khai thực hiện mục tiêu trên.

Nhiệm vụ năm 2014 của HĐND thành phố Đà Nẵng là: giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dƣới 4.15% ; tạo việc làm mới cho 132.000 lao động. Bám sát mục tiêu trên, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng tăng cƣờng giám sát và chỉ đạo các PGD Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn triển khai các chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm góp phần cùng thành phố thực hiện mục tiêu. Cụ thể:

- Tăng trƣởng tín dụng 10% so với dƣ nợ năm 2013. Trong đó: nguồn vốn Trung ƣơng năm 2014 là 80 tỷ đồng, tăng trƣởng nguồn vốn địa phƣơng ủy thác 30 tỷ đồng.

- Huy động nguồn vốn Trung ƣơng cấp bù lãi suất tăng thêm 38,5 tỷ đồng so với số thực hiện đến 31/12/2013, trong đó: Huy động tổ chức, cá nhân 30 tỷ đồng; huy động tiền gửi tiết kiệm của ngƣời nghèo tại 100% tổ tiết kiệm và vay vốn 8,5 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn <0,8%/tổng dƣ nợ, duy trì 100% tổ tiết kiệm và vay vốn đạt loại tốt, khá; 90% các thành viên tham gia gửi tiết kiệm (trừ hộ có nợ quá hạn, nợ khoanh).

- 100% cán bộ tham gia chƣơng trình tín dụng chính sách đƣợc cập nhật thông tin, bồi dƣỡng nghiệp vụ về xác định đối tƣợng thụ hƣởng, nhu cầu vốn, bình xét đề nghị cho vay, kiểm tra sử dụng và quản lý vốn vay.

- Ban đại diện, Hội đoàn thể các cấp kiểm tra, giám sát 100% Quận, huyện, 50% cấp xã; 100% điểm giao dịch; 100% tổ tiết kiệm và vay vốn, đối chiếu 80% hộ vay, tập trung kiểm tra, đối chiếu các tổ tiết kiệm và vay vốn có tỷ lệ nợ quá hạn >1%.

- Các PGD Quận, huyện tích cực tham mƣu UBND Quận, huyện chuyển vốn ủy thác để cho vay giải quyết việc làm.

- Phối hợp chặt chẽ, tích cực với lãnh đạo phƣờng/xã, Hội đoàn thể cơ sở, tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn để triển khai công tác phân tích thực trạng các khoản nợ để tìm biện pháp thích hợp xử lý theo quy định của Chính phủ và của ngành.

- Tiếp tục tìm kiếm xác định địa chỉ hộ vay đã đi khỏi nơi cƣ trú để xử lý, đổi sổ, thu hồi vốn và bàn giao nợ.

- Coi trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ giảm nghèo, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời thƣờng xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể kiểm tra, hƣớng dẫn cách ghi chép mở sổ sách theo dõi tại các tổ tiết kiệm và vay vốn. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn là giải pháp có tính quyết định đến chất lƣợng cho

vay trên từng địa bàn.

- Tăng cƣờng chỉ đạo Phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ làm tốt công tác kiểm tra tại các PGD trực thuộc. Tự kiểm tra của các PGD là biện pháp tốt nhất hạn chế sai sót tại chỗ.

- Bố trí sắp xếp nhân lực ƣu tiên cho giao dịch tại điểm giao dịch xã/phƣờng, theo hƣớng ổn định, cơ động, an toàn; có thể gọi là “Tổ công tác”, trong đó chú ý bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho tổ trƣởng tổ giao dịch “Dân vận khéo, Nói thuyết phục, Làm hiệu quả”.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng (Trang 91 - 93)