Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến phát triển kinh tế xã hộ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CAO BẰNG
Để có nhận định khách quan về ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Cao Bằng, chúng tôi tiến hành điều tra 300 công chức, viên chức, tổ chức và người dân trên các tiêu chí: thu nhập của người dân; cơ hội có việc làm; đời sống văn hóa tinh thần; cơ sở hạ tầng và môi trường.
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phát triển quỹ đất đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường thành phố Cao Bằng
STT Tiêu chí Mức độ Số phiếu Tỷ lệ
ảnh hưởng (phiếu) (%)
1 Thu nhập của người dân
Tăng nhiều 5 1,67
Tăng 142 47,33
Không thay đổi 131 43,67
Giảm 15 5
Giảm nhiều 7 2,33
Tổng 300 100,00
2
Cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân
Tăng nhiều 4 1,33
Tăng 96 32,00
Không thay đổi 81 27,00
Giảm 113 37,67
Giảm nhiều 6 2,00
Tổng 300 100,00
3
Đời sống văn hóa tinh thần của người dân
Tốt hơn nhiều 34 11,33 Tốt hơn 181 60,33 Như cũ 76 25,33 Kém đi 8 2,67 Kém đi nhiều 1 0,33 Tổng 300 100,00 4 Cơ sở hạ tầng Tốt hơn nhiều 53 17,67 Tốt hơn 132 44,00 Như cũ 107 35,67 Kém đi 8 2,67 Kém đi nhiều 0 0 Tổng 300 100,00 5 Môi trường Tốt hơn nhiều 25 8,33 Tốt hơn 112 37,33 Như cũ 151 50,33 Kém đi 8 2,67 Kém đi nhiều 4 1,33 Tổng 300 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Kết quả điều tra cho thấy có tới 142 người trên tổng số 300 người (47,33%) được điều tra cho rằng cơng tác phát triển quỹ đất có làm tăng thu nhập của người dân, chỉ có 2,33% người được điều tra cho rằng công tác phát triển quỹ đất làm thu
nhập của họ giảm nhiều. Thực tế, thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thúc đẩy phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế tăng lên, làm cho làm cho thu nhập bình quân đầu người của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Khi chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ địi hỏi trình độ lao động cao, có chất lượng và năng suất lao động cao. Thu nhập cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn với những u cầu địi hỏi cao hơn về trình độ đối với mọi đối tượng lao động (Bảng 4.14).
Tiêu chí cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân chỉ được đánh giá ở mức trung bình khi có tới 113/300 người được phỏng vấn cho rằng họ không thấy việc làm của họ được cải thiện hơn khi công tác phát triển quỹ đất được thực hiện, 81/300 người cho rằng việc làm của họ bị ảnh hưởng xấu đi, chỉ có 4/300 người được điều tra cho rằng công việc của họ được cải thiện rõ rệt. Kết quả này phản ánh thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố Cao Bằng trong thời gian qua chủ yếu được chú trọng đầu tư vào hạ tầng cơ sở như cơng trình sự nghiệp, hệ thống đường giao thông, thủy lợi, bãi xử lý chất thải… Đây là các dự án phục vụ mục đích cơng cộng và là nền móng để thu hút các nhà đầu tư đến để đầu tư với các dự án công nghiệp. Trong giai đoạn 2010 - 2015, thành phố Cao Bằng mới chỉ có 02 dự án khu cơng nghiệp có quy mơ lớn là Khu cơng nghiệp Đề Thám và mỏ sắt Nà Rụa, tuy nhiên do hai dự án vẫn chưa hoàn thành xong nên nhu cầu tuyển dụng lao động trong giai đoạn qua là không nhiều.
Có việc làm ổn định là một nhu cầu lớn nhất của người dân sau thu hồi đất, nhất là đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người dân sau thu hồi đất vẫn cịn rất nhiều bất cập, khơng phù hợp.
Trong thời gian tới, đi đơi với việc tiếp tục hồn thiện cơ sở hạ tầng, thành phố cần chú trọng đến công tác thu hút đầu tư, lựa chọn các dự án phù hợp với tiềm lực hiện có của thành phố để tạo sự đa dạng về ngành nghề cũng như tăng cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân.
Tiêu chí đời sống văn hóa tinh thần của người dân được đánh giá là tăng lên khi thực hiện công tác phát triển quỹ đất với 60,33% số người được điều tra cho rằng đời sống văn hóa tinh thần của họ được cải thiện tốt hơn, 25,33% cho rằng không thay đổi và chỉ có 0,33% cho rằng đời sống tinh thần của họ bị giảm
nhiều. Kết quả này phản ánh thực tế trong giai đoạn từ 2010 - 2015, thành phố Cao Bằng đã đầu tư 09 dự án về xây dựng, cải tạo, mở rộng các cơng trình sự nghiệp, tập trung vào các trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa với tổng diện tích 10,74 ha. Khi cuộc sống của người dân có đầy đủ các điều kiện thỏa mãn nhu cầu về vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, học tập, văn hóa tín ngưỡng thì họ sẽ cảm thấy đời sống văn hóa tinh thần được đảm bảo.
Mức độ tác động của phát triển quỹ đất đến cơ sở hạ tầng tại thành phố Cao Bằng trong giai đoạn qua là chỉ tiêu dễ nhận thấy nhất. Kết quả này phản ánh thực trạng tại thành phố Cao Bằng trong những năm vừa qua khi mà có tới 527,76 ha quỹ đất được tạo sử dụng để phát triển hạ tầng cơ sở (chiếm 48,02 % tổng diện tích quỹ đất được tạo từ 2010 - 2015). Đối với một thành phố miền núi như Cao Bằng, việc ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng là định hướng đúng đắn, khi mà cơ sở hạ tầng là yếu tố nền tảng để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, cần nâng cao chất lượng công tác lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch và chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (giao thơng, cấp thốt nước và xử lý chất thải rắn...). Tăng cường cơng tác kiểm sốt và quản lý xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt (bảng 4.14).
Trong giai đoạn 2010 - 2015, nhìn chung chất lượng mơi trường của thành phố Cao Bằng vẫn được đảm bảo. Chất lượng nước mặt, nước ngầm trên địa bàn đã có nhiều cải thiện so với giai đoạn trước; Công tác thu gom chất thải rắn đơ thị đã có nhiều tiến bộ, rác thải sinh hoạt của thành phố ít bị tồn đọng. Trên thực tế, thành phố Cao Bằng đã thực hiện 03 dự án xử lý bãi thải đảm bảo không gây tác động nguy hại đối với môi trường: Bãi đổ thải số 1 (phường Đề Thám), Bãi đổ thải số 2 (phường Sơng Hiến) và Thu hồi bãi thải ngồi và khu xử lý môi trường mỏ sắt Nà Lủng - đợt 2 với tổng diện tích lên đến 164,37 ha.
Để đánh giá ảnh hưởng đối với môi trường của thành phố, nhóm nghiên cứu đã điều tra phỏng vấn qua 300 người, trong đó có cả các tổ chức, cán bộ và các hộ gia đình đang trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển quỹ đất tại địa phường thông qua 5 mức độ là: Tốt hơn nhiều, tốt hơn, như cũ, kém đi và kém đi nhiều.
Kết quả điều tra cho thấy số người được hỏi cho rằng môi trường của thành phố được cải thiện rõ rệt là 25 người, chiếm 8,33% tổng số người được hỏi; 112 người cho rằng môi trường đã được cải thiện tốt hơn; 151 người cho rằng môi trường không thay đổi, 8 người cho rằng môi trường bị xấu đi và 4 người cho rằng môi trường bị ảnh hưởng xấu đi nhiều. Kết quả trên cho thấy
phần lớn người dân đều cho rằng công tác phát triển quỹ đất đã làm môi trường sống tại đây được cải thiện. Qua đó có thể thấy thành phố đã nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường tại địa phương. Tuy nhiên, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí mơi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này (bảng 4.14).