3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu đề tài các xã phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ tháng 4/2015 - tháng 8/2016. - Số liệu phục vụ đề tài được thu thập từ giai đoạn 2010 - 2015.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Cơng chức, viên chức, tổ chức và hộ gia đình cá nhân có liên quan đến cơng tác phát triển quỹ đất.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng 3.4.2. Tình hình sử dụng đất của thành phố Cao Bằng giai đoạn 2010 - 3.4.2. Tình hình sử dụng đất của thành phố Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2015
3.4.3. Thực trạng phát triển quỹ đất của thành phố Cao Bằng
3.4.4. Ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến phát triển kinh
tế -
xã hội
3.4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tại thành phố Cao Bằng kinh tế, xã hội tại thành phố Cao Bằng
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu, số liệu về thực trạng công tác tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng tại 11 phường, xã và các cơ quan liên quan.
Trên cơ sở các tài liệu đã có, tiến hành nghiên cứu các nội dung về phát triển quỹ đất, cơng tác bồi thường GPMB, q trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Cao Bằng dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học của các tài liệu hiện có để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu.
3.5.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu sơ cấp
Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp điều tra khơng ngẫu nhiên, chọn chủ đích với 30 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tạo quỹ đất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cao Bằng, Phòng Tài ngun và Mơi trường, Văn phịng Đăng ký đất đai, Chi cục Quản lý đất đai và các cán bộ địa chính xã phường để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất của thành phố Cao Bằng và ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng.
Tính đến 31/12/2015, thành phố đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 58 dự án với tổng diện tích là 1.099,07 ha, số hộ gia đình liên quan 4.092 hộ, tập trung ở 7 phường (Đề Thám, Tân Giang, Sông Bằng, Ngọc Xuân, Sơng Hiến, Hịa Chung, Duyệt Trung) và xã Vĩnh Quang, do đó chúng tơi chọn 30 tổ chức và 240 hộ (mỗi xã phường 30 hộ) có liên quan đến cơng tác phát triển quỹ đất, để điều tra ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng.
3.5.3. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu điều tra, phỏng vấn đã thu thập được làm cơ sở đánh giá thực trạng tạo quỹ đất của thành phố Cao Bằng.
Sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính (thống kê mơ tả) trong SPSS để thống kê đặc tính của các đối tượng điều tra theo nhóm. Thống kê theo vùng, theo nhóm đối tượng, tính trung bình trọng số, tần suất xuất hiện...
Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá các nhóm yếu tố tác động đến công tác phát triển quỹ đất theo 5 mức độ:
+ Rất lớn: 5 + Lớn: 4
+ Trung bình: 3 + Nhỏ: 2 + Rất nhỏ: 1
Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ, trong đó mức độ Rất nhỏ được gán hệ số 1; Rất lớn được gán hệ số 5.
Phân cấp đánh giá công tác phát triển quỹ đất được tính tốn theo ngun tắc: - Xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát.
- Tính độ lớn của khoảng chia (a): a =
n Min Max−
, trong đó n là bậc của thang đo. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc.
- Xác định thang đo: + Rất cao: ≥ (min +4a)
+ Cao: (min+3a) đến <(min+4a)
+ Trung bình: (min+2a) đến <(min+3a) + Thấp: từ (min+a) đến <(min+2a) + Rất thấp: <(min+a)
Trường hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ đánh giá cơng tác phát triển quỹ đất được xác định: Rất cao: >=4,20; Cao: Từ 3,40 đến 4,19; Trung bình: từ 2,60 đến 3,39; Thấp: từ 1,80 đến <2,59; Rất thấp <1,8.