- Điều kiện tự nhiên;
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội;
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ. 3.2.2 Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai huyện Chương Mỹ
- Tình hình quản lý đất đai;
- Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chương Mỹ năm 2016; - Biến động đất đai tại huyện Chương Mỹ giai đoạn 2012 - 2016.
3.2.3. Đánh giá công tác đăng ký GDBĐ bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Chương Mỹ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Chương Mỹ
3.2.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyền sử dụng đất tại huyện Chương Mỹ
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn 2 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội để đánh giá việc thực hiện các giao dịch bảo đảm, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất, bao gồm:
+ Thị trấn Chúc Sơn (đại diện cho khu vực đô thị, nơi có mật độ dân số đông, giá trị đất lớn).
+ Xã Trường Yên (đại diện cho các xã phát triển kinh tế tốt). + Xã Văn Võ (đại diện cho xã làm nông nghiệp thuần túy).
Mỗi xã, thị trấn chọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình, cá nhân để điều tra, nghiên cứu việc thực hiện các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất. Tổng số phiếu điều tra của cả 3 xã và thị trấn là 90 phiếu.
Lựa chọn 01 Chi nhánh Ngân hàng và 02 Phòng Giao dịch nằm trên địa bàn huyện Chương Mỹ đều thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cụ thể bao gồm: NHNN&PTNT Chi nhánh huyện Chương Mỹ, Phòng giao dịch Xuân Mai và Phòng giao dịch Quảng Bị để điều tra, đánh giá các hoạt động giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là các Tổ chức tín dụng có nhiều hộ gia đình, cá nhân đến để thực hiện việc giao dịch bảo đảm và đã đăng ký giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội huyện Chương Mỹ.
3.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu điều tra tại các phòng, ban chức năng của huyện Chương Mỹ, các báo cáo tổng kết, phương tiện thông tin, các thông tin cơ bản đã được công bố như: các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất. Báo cáo về tình hình thực hiện công tác giao dịch đảm bảo bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3.3.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra ngẫu nhiên 90 hộ gia đình, cá nhân đã trực tiếp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Chương Mỹ bằng phiếu điều tra in sẵn (mỗi xã, thị trấn điều tra 30 phiếu).
+ Nội dung điều tra gồm: Các thông tin về mục đích vay; mức tiền muốn vay theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; ngân hàng cho vay; diện tích đất, diện tích sàn nhà; thủ tục đăng ký; lệ phí đăng ký, thời gian giải quyết và các thông tin khác.
- Điều tra ngẫu nhiên 30 cán bộ Ngân hàng, Phòng giao dịch làm công tác tín dụng đã thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Chương Mỹ thay cho người vay vốn thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các cán bộ tín dụng được hỏi làm việc tại Ngân hàng Phòng giao
dịch có nhiều nhất số người dân đến vay tiền (mỗi Tổ chức tín dụng điều tra 10 cán bộ tín dụng).
+ Nội dung điều tra gồm: Mức tiền Ngân hàng, Phòng giao dịch cho vay (theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà), căn cứ cho vay, có nên thực hiện đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai không? tỷ lệ khách hàng hoàn trả khoản vay, trình tự thủ tục đăng ký thế chấp, các rủi ro có gặp và các thông tin khác.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007. Trên cơ sở đó tổng hợp theo từng nội dung và thể hiện kết quả ở dạng bảng biểu.
3.3.5. Phương pháp phân tích, so sánh
Trên cơ sở số liệu tổng hợp tình hình đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội tiến hành so sánh các số liệu, kết quả của từng năm để làm rõ sự phát triển của hoạt động này qua từng giai đoạn trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Chương Mỹ
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Chương Mỹ là một huyện lớn của thành phố Hà Nội có toạ độ địa lý từ 20023’ đến 20045’ độ vĩ Bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ kinh Đông, có vị trí nằm về phía Tây và cách cách trung tâm Hà Nội 20 km theo Quốc lộ 6, có vị trí địa lý như sau:
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Chương Mỹ - Phía Đông giáp huyện Thanh Oai.
- Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Mỹ Đức. - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình.
- Phía Bắc giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai và quận Hà Đông. Huyện Chương Mỹ nằm trong Dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây.
Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 6, Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua nối liền huyện với tỉnh Hoà Bình, thủ đô Hà Nội và các quận, huyện thị khác trong thành phố và các tỉnh lân cận.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên Chương Mỹ có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vùa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Địa hình được phân bố thành 3 vùng rõ rệt: vùng bán sơn địa, vùng bãi ven sông Đáy và vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện, cụ thể như sau:
a.Vùng bán sơn địa
Vùng này có 12 xã, thị trấn ven đường Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh, là thị trấn Xuân Mai, các xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Thuỷ Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Địa hình khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đông với đặc điểm chính của vùng đất là địa hình bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng. Đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 50 đến 200. Địa hình có xu hướng thấp dần từ dãy núi Lương Sơn thấp về phía sông Bùi, sông Tích.
b. Vùng bãi ven sông Đáy
Vùng bãi gồm 6 xã là Phụng Châu, Chúc Sơn, Lam Điền, Thụy Hương, Thượng Vực và Hoàng Diệu, thích hợp để trồng lúa và rau màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
c. Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện
Vùng này gồm 15 xã phân bố ở vị trí trung tâm của huyện. Về địa hình vùng đồng bằng không bằng phẳng, có độ dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông xen những ô trũng. Địa hình bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, các bờ kênh, đường giao thông, làng mạc tạo nên những khu vực trũng thấp, xen kẹp rất khó khăn cho việc tiêu thoát úng. Đây là vùng chuyên canh cây lúa chủ yếu của huyện.
4.1.1.3. Khí hậu
a. Nhiệt độ:
Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 khoảng 200C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8 - 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,40C, tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có sương muối.
b. Lượng mưa:
Lượng mưa trên địa bàn huyện Chương Mỹ bình quân 1500 - 1700 mm/năm. Bình quân đạt 129,0 mm/tháng. Lượng mưa tập trung cao độ vào mùa hè đạt trung bình 1300 mm, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa đạt khoảng 400 mm.
Mùa mưa ở huyện Chương Mỹ thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mưa nhiều thường tập trung vào các tháng 6, 7 và 8. Độ ẩm trung bình trong 3 tháng là 89% - 91%, từ tháng 10 - 12 độ ẩm trung bình là 81% - 82%. Độ ẩm trung bình cả năm là 82% - 86%.
c. Chế độ gió:
Mùa đông có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc, mùa hè có gió Đông Nam (mát và ẩm). Song trên địa bàn huyện mỗi mùa thường có 4 - 5 đợt gió Tây Nam (nóng và khô) thổi qua. Đối với vùng đồi gò khi có gió Tây Nam thường làm cho mặt đất bị nóng và gây ra các ảnh hưởng đối với cây trồng hàng năm và các loại cây có bộ rễ chùm.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là: sông Bùi, sông Tích và sông Đáy. - Sông Bùi: Bắt đầu từ Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá xã Hoà Chính.
- Sông Tích bắt đầu từ Sơn Tây chảy qua địa phận huyện là 5 km thuộc xã Đông Sơn hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (Thuỷ Xuân Tiên).
- Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (Hoà Chính). Nhìn chung sông Đáy về mùa mưa nước không lớn vì thực chất là con sông cụt giới hạn bởi đập Đáy.
Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo liệu thống kê đất đai năm 2016 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của huyện Chương Mỹ là 23240,92 ha.
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1998, tổng diện tích đất đã điều tra của huyện là 16290,21
ha (không điều tra đất ở, đất chuyên dùng, sông suối núi đá), được chia thành các nhóm sau :
- Đất đá bọt : Đất có độ dốc từ 5-100, độ cao tuyệt đối từ 10 m – 50 m, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, tổng diện tích là 1234,14 ha.
- Đất xám Feralit điển hình, phân bố trên các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nhẹ, tổng diện tích là 1505,09 ha.
- Đất xám điển hình, phân bố tập trung chủ yếu quanh các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ, diện tích 3334,90 ha.
- Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (trong đê) phân bố ở các xã thuộc khu vực giữa huyện, địa hình bằng và thấp trũng, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và thịt nặng, tầng canh tác dày từ 18-20 cm, thường xuyên bị ngập nước nên đa số bị glây. Loại đất này có tổng diện tích là 4700,49 ha.
- Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (ngoài đê), phân bố chủ yếu ở vùng ngoại đê dọc theo bờ hữu sông Đáy. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, tầng canh tác 18-20 cm, thích hợp để phát triển cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Diện tích loại đất này là 959,58 ha.
- Đất phù sa glây trung tính phân bố chủ yếu ở các xã vùng giữa huyện, diện tích 3503,95 ha.
- Đất phù sa glây chua tập trung ở các xã Đồng Phú, Văn Võ, Hoà Chính, diện tích 916,95 ha.
- Đất glây trung tính, phân bố rải rác trên địa bàn huyện, diện tích 99,82 ha. - Đất than bùn điển hình có ở xã Tân Tiến, diện tích 35,29 ha.
b. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm.
- Nước mặt: Chủ yếu có ở các hồ và các sông qua các xã. Có sông Bùi chảy từ phía Tây về phía Đông của huyện qua 13 xã, trong đó có 10 xã thuộc vùng đồi gò. Sông Đáy chảy từ phía Bắc xuống phía Đông Nam của huyện qua điạ phận của 9 xã vùng ven Đáy và vùng đồng bằng. Hai con sông trên vừa là nguồn nước tưới quan trọng vừa là 2 trục tiêu tự chảy chính cho các vùng của huyện. Sông Tích từ Sơn Tây chảy qua địa bàn huyện có chiều dài 5 km.
Ngoài 3 con sông trên, huyện còn có một kênh cấp I dẫn nước từ hồ Đồng Mô (huyện Thạch Thất) phục vụ tưới cho các xứ đồng vùng bằng của huyện.
Huyện Chương Mỹ có ba hồ lớn là :
- Hồ Đồng Sương rộng 260 ha, diện tích tưới 1050 ha. - Hồ Miễu rộng 75 ha, diện tích tưới của hồ là 250 ha. - Hồ Văn Sơn rộng 175 ha, diện tích tưới của hồ là 650 ha.
Các hồ này vừa để chắn lũ rừng ngang từ các khu rừng của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình chảy ra đồng thời còn giữ lại lượng nước tưới cho 8 xã vùng đồi gò phân bố dọc theo quốc lộ 21A (đường Hồ Chí Minh) là Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Ngoài 3 hồ lớn trên huyện còn có các hồ chứa nước vừa và các đầm nhỏ nằm rải rác ở các xã Trần Phú, Tân Tiến, Thụy Hương, Phú Nghĩa, Ngọc Sơn và Phụng Châu. Tổng trữ lượng nước của các hồ này khoảng 17,3 triệu m3.
- Nước ngầm: Tầng nước ngầm ở các địa phương của huyện Chương Mỹ có độ sâu dao động trong khoảng từ 5 đến 55 m, nước ngầm sạch có ở độ sâu từ 15 – 55 m qua các tầng cát trắng cát vàng sỏi cuội là có thể khai thác tốt nhất. Nước đảm bảo chất lượng và có thể khai thác lâu dài.
c. Tài nguyên cảnh quan, di tích lịch sử và du lịch
Chương Mỹ là huyện có nhiều di tích lịch sử, mật độ di tích lịch sử khá cao, khoảng 18 di tích/100 km2 (cả nước chỉ có 2,2 di tích/100 km2). Huyện có khu thắng cảnh chùa Trầm, chùa Trăm gian, một quần thể danh lam di tích lịch sử văn hoá gần đường Quốc lộ 6. Ngoài ra còn có dải núi rừng và hồ phía Tây đường 21A cũng có tiềm năng rất lớn về du lịch. Hiện nay đã xây dựng xong dự án bảo tồn tôn tạo và phát triển khu di tích núi Trầm, chùa Trăm gian.
Chương Mỹ có 374 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 17 di tích lịch sử đã được xếp hạng (có 12 di tích lịch sử văn hoá đã được UBND thành phố khoanh vùng bảo vệ, 2 di tích lịch sử cấp Quốc gia). Tuy nhiên hiện nay có nhiều công trình cần phải trùng tu hoặc sử chữa song không có kinh phí. Việc khai thác mới