Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện chương mỹ (Trang 52 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Chương Mỹ,

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ phát triển khá tồn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình qn chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trở lại đây của huyện đạt 14,6% (năm 2010 - 2016). Trong đó nơng - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 22%, công nghiệp - xây dựng chiếm 42%; thương mại - dịch vụ chiếm 36%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng tạo ra

những sản phẩm hàng hoá đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá và đời sống.

Bảng 4.1. Giá trị và cơ cấu kinh tế huyện Chương Mỹ qua một số năm

(Theo giá cố định năm 1994)

Ngành Năm 2010 Năm 2016 Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 1.032 100,00 1.969,0 100,00 Nông nghiệp 446 43,22 533,0 27,07 Công nghiệp 382 37,02 995,3 50,55 Dịch vụ 204 19,77 440,7 22,38

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chương Mỹ (2016) Bảng 4.1 cho thấy, từ năm 2010 đến 2016, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và ngành Dịch vụ tăng mạnh, trong đó giá trị ngành Công nghiệp tăng 613,3 tỷ đồng, với cơ cấu tăng từ 37,02% lên 50,55%; giá trị ngành Dịch vụ tăng 236,7 tỷ đồng, với cơ cấu tăng từ 19,77% lên 22,38%. Cịn ngành Nơng nghiệp phát triển chậm hơn, giá trị tăng 87 tỷ đồng, nhưng cơ cấu lại giảm từ 43,22% xuống còn 27,07%.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch quan trọng (nhất là khi hợp nhất tỉnh Hà Tây (cũ) thành Hà Nội) theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; thương mại - du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực.

Bảng 4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chương Mỹ giai đoạn 2010 - 2016

ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2016 Cơ cấu GTSX (giá hiện hành) 100,00 100,00 - Nông nghiệp - thuỷ sản 27,13 25,27 - Công nghiệp - xây dựng 51,25 51,95 - Dịch vụ - thương mại – du lịch 21,62 22,78 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chương Mỹ (2010, 2016) Năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 27,13%, đến năm 2016 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản giảm xuống cịn 25,27%, tỷ trọng

cơng nghiệp - xây dựng tăng lên 51,95%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại - du lịch 22,78%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Ngành trồng trọt: Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, sâu bệnh nhưng năng suất các loại cây trồng chính trong huyện tăng khá, một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển như: đậu tương năm 2010 có 360 ha, đến năm 2016 tồn huyện có 1.500 ha; rau màu các loại tăng 177 ha so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2012 đạt 93.531 tấn, bình quân lượng thực đầu người 556,4 kg/người/năm. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của huyện được thể hiện ở phụ lục 1.

- Ngành chăn nuôi: Cho đến nay, chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Chương Mỹ. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm. Hiện nay, cùng với phong trào thực hiện chương trình “nạc hố’’ đàn lợn... đang hình thành các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá ổn định về số lượng và chất lượng.

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Chương Mỹ giai đoạn 2010 – 2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2016 1 GTSX (94) Tỷ đồng 446,0 510,00 1.1 Trồng trọt Tỷ đồng 219,0 214,00 1.2 Chăn nuôi Tỷ đồng 227,0 296,00 2 Cơ cấu kinh tế ngành % 100,00 100,00

2.1 Trồng trọt % 49,10 41,96

2.2 Chăn nuôi % 50,90 138,32

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chương Mỹ (2010, 2016)

b. Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất và đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị cơng nghệ, máy móc mới như các ngành cơ khí, gia cơng gỗ, hố chất phân bón, chế biến thực phẩm.

Trên huyện đã hình thành khu cơng nghiệp Phú Nghĩa, cụm công nghiệp Đông Phú n, Ngọc Hịa, điểm cơng nghiệp Ngọc Sơn… với 16 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, hơn 450 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và tổ sản xuất. Ngồi ra cịn có hàng trăm hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Có 10.824 hộ sản xuất nông nghiệp làm tiểu thủ công nghiệp, giải quyết vấn đề việc làm cho 26.487 lao động. Cơ cấu ngành đã biến đổi theo hướng khôi phục và phát triển các nghề truyền thống tập chung vào sản xuất VLXD, công nghiệp thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ và lâm sản, cơng nghiệp hố chất cao su, cơng nghiệp khống phi kín loại, cơng nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại, công nghiệp sản xuất các sản phẩm khác.

Trên toàn huyện đến 2016 đã tiếp nhận 125 dự án trong đó thuộc thẩm quyền của thành phố là 79 dự án và của huyện là 46 dự án, đặc biệt trong năm 2016 được sự quan tâm của UBND thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo, đầu tư vốn giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, UBND huyện Chương Mỹ đã giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng xong 3km của đường Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Chúc Sơn làm cơ sở tiền đề cho các dự án tiếp theo.

Quy mô đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tăng khá nhanh. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống được xây dựng mới và nâng cấp, kết quả đến năm 2010 đã có trên 127 km đường liên huyện, liên xã. Hệ thống đường dây điện, trạm biến thế, cơng trình thủy lợi được đầu tư ngày càng mạnh. Trường lớp học được nâng cấp với 682 phịng. Đến nay đã có 48 dự án nhà văn hóa thơn xóm được thực hiện. Bệnh viện huyện, các trạm xá xã được nâng cấp. Các cơng trình cơng cộng, phúc lợi khác: Trụ sở, cơng trình văn hố, đài tưởng niệm, chợ… cũng được đầu tư thay đổi nhiều so với trước. Xây dựng cơng trình của hộ gia đình (Nhà ở, cơng trình chăn ni …) trong những năm qua ngày càng tăng, đã góp phần chỉnh trang, thay đổi lớn bộ mặt nơng thơn. Tình hình phát triển của ngành cơng nghiệp xây dựng từ năm 2010 - 2016 được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình phát triển ngành cơng nghiệp - xây dựng huyện Chương Mỹ giai đoạn 2010 – 2016

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2016

1 Giá trị tăng thêm (Giá cố định 1994) 171,9 457,6 1.1

1.2

Công nghiệp 107,5 300,8

Xây dựng 64,4 156,7

2 Giá trị sản xuất (Giá cố định 1994) 382,0 995,3 2.1

2.2

Công nghiệp 239,0 646,9

Xây dựng 143,0 348,4

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chương Mỹ (2010, 2016)

c. Khu vực kinh tế dịch vụ - Thương Mại - Du lịch

- Thương mại: Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2010 là 382,2 tỷ đồng. Trong đó hàng hố phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xây dựng chiếm 65%, nhóm hàng hố phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân chiếm 35%. Trong những năm qua hoạt động dịch vụ ở các xã, các thơn, xóm được phát triển mạnh. Năm 2010 có 4516 cơ sở với 6910 lao động tham gia vào ngành thương mại dịch vụ. Bên cạnh việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện một bộ phận lao động dịch vụ đã hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của thị trường Hà Đông và các vùng lân cận.

Các trung tâm thương mại, dịch vụ các chợ đã được hình thành ở các tụ điểm dân cư, các thơn đều có trung tâm trao đổi hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tồn huyện hiện nay có 30/32 xã, thị trấn có chợ.

- Dịch vụ bưu chính, viễn thơng: Dịch vụ bưu chính, viễn thơng tiếp tục mở rộng và phát triển. Doanh thu bưu điện và viễn thơng đạt hàng nghìn tỷ đồng. Trên địa bàn huyện, có 7 mạng viễn thơng hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Mạng Internet băng thơng rộng hoạt động hiệu quả, có xu hướng phát triển tốt.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng : Các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn huyện gồm ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn; Ngân hàng chính sách; Các hợp tác xã tín dụng. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trải rộng trên địa bàn, đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho các doanh nghiệp và dân cư. Năm 2010, tổng thu ngân sách huyện đạt 182 tỷ đồng, bình qn mỗi năm tăng 33,9% so dự tốn; Tổng chi ngân sách huyện đạt 492 tỷ đồng, bình quân mỗi

năm tăng 35,4% so dự toán, chủ yếu chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý nhà nước... Công tác quản lý thu, chi ngân sách chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Du lịch: Chương Mỹ là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ về văn hố, vui chơi, giải trí. Huyện là một điểm phụ cận trong trung tâm du lịch của thành phố cần được đầu tư khai thác trước mắt và lâu dài. Các điểm có thể khai thác kinh tế du lịch là:

+ Quần thể di tích lịch sử, văn hố vui chơi giải trí Chùa Trầm, chùa Trăm gian đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hố năm 1962, cách thủ đơ trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km rất thuận lợi cho các loại phương tiện giao thông.

+ Các làng nghề mây tre đan: Phú Vinh, Trường Yên, Trung Hoà…

+ Các cơng trình khác như: Nhà thờ Đại Ơn có kiến trúc phương tây độc đáo.

+ Chương Mỹ có 3 hồ lớn: Hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn, hồ Miễu, các hồ này đều có các ao hồ uốn lượn và đồi cao bao quanh rất phù hợp với du lịch sinh thái, thể thao dưới nước, câu cá. Các hồ đều nằm trên trục đường Hồ Chí Minh.

4.1.2.4. Dân số và lao động

Đất đai và dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đất đai là chỗ đứng để loài người tồn tại và phát triển. Từ xưa đến nay hầu hết của cải phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống lồi người được lấy ra từ đất. Chính vì vậy sự gia tăng dân số đã không ngừng gây sức ép đối với việc sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên.

Theo số liệu điều tra đến 2016 dân số toàn huyện là 295.500 người, với tổng số hộ là 67.810 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,18%. Mật độ dân số trung bình tồn huyện là 1.251 người/km2. Tình hình dân số được thể hiện qua bảng 4.5.

Theo số liệu thống kê, dân số của huyện trong những năm gần đây tương đối ổn định, số lao động trong độ tuổi là 164.390 người. Như vậy, chính quyền và nhân dân huyện Chương Mỹ đã thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hố gia đình của Đảng và Chính phủ.

Bảng 4.5. Tình hình biến động dân số qua một số năm trên địa bàn huyện Chương Mỹ

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2016 1 Tổng số nhân khẩu Người 290.500 295.500 1.1 Nữ Người 151.234 154.200 1.2 Nam Người 139.266 141.300 2 Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 1,21 1,18 3 Tổng số hộ hộ 64.986 67.810 4 Tổng số lao động Lđộng 162.390 165.185 5 Quy mô số hộ Người/hộ 4,47 4,36

Nguồn: UBDS Gia đình & Trẻ em huyện Chương Mỹ (2016) Số người trong độ tuổi lao động của huyện đến năm 2016 là 164.2 nghìn người, chiếm 56% dân số, trong đó lao động nơng nghiệp chiếm 47,70% tổng số lao động của huyện, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 27,50%, lao động thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 24,80% tổng số lao động của huyện. Tình hình lao động, việc làm của huyện năm 2016 như sau:

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 3,4%.

- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn 87,8%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 28,6%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 21,0%. Huyện đã đề ra các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong huyện: - Phát triển sản xuất mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động nhằm làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông, lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện đang dần từng bước nâng lên qua các năm. Tăng từ 7 triệu đồng năm 2010 lên 11 triệu đồng năm 2016.

Trong những năm tới, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

Dự kiến dân số trung bình ổn định tăng bình quân trên 3700/người năm. Như vậy dân số của huyện vào năm 2020 là 331.563 người. Tỷ lệ tăng dân số từ 1,18% năm 2010 giảm còn 1,08% năm 2016 và còn 0,98% năm 2020. Cơ cấu dân số theo giới tính vào các năm tới dự kiến không thay đổi nhiều so với năm 2016.

Dân số trong độ tuổi lao động dự kiến tăng từ 56% năm 2010, lên 57.5% năm 2016 và 62,78% vào năm 2020. Dự kiến giải quyết việc làm mới cho 85% lao động có việc làm thường xuyên, và 40% lao động được đào tạo.

Để thực hiện được các nhiệm vụ đề ra cho thời kỳ quy hoạch của thành phố đã được phê duyệt, thời gian tới những đức tính cần cù, truyền thống hiếu học cần phải phát huy mạnh để chất lượng nguồn nhân lực cần được nâng lên. Thể lực và trí lực của nguồn nhân lực phải có những bước tiến nhanh nhằm có đủ năng lực thực hiện thành công chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện chương mỹ (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)