Thực tiễn đăng ký giao dịch đảm bảo tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 39 - 40)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.3. Thực tiễn đăng ký giao dịch đảm bảo tại thành phố Hà Nội

HÀ NỘI

Trong những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và nhận thức của tổ chức, cá nhân về vai trò và tầm quan trọng của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm nên việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngày càng có chiều hướng tăng. Đến nay, tồn Thành phố có 29 cơ quan đăng ký giao dịch bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm 01 Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố Hà Nội, 28 Văn phòng Đăng ký đất đai cấp quận, huyện. Các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính quận, huyện.

Từ năm 2012 đến năm 2016, toàn Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết được 386.009 hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong đó, hồ sơ đăng ký thế chấp là 127.814 hồ sơ; đăng ký thay đổi là 921 hồ sơ; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo là 41 hồ sơ; xóa đăng ký thế chấp là 246.900 hồ sơ; cung cấp thông tin về giao dịch đảm bảo là 285 hồ sơ (Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, 2016).

Bên cạnh đó, Thành phố đã xây dựng và vận hành chương trình quản lý thơng tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng với 86/96 tổ chức hành nghề công chứng tham gia, đã nhập hơn một triệu thông tin vào chương trình. Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, đã chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã rã soát, thống kê, lập danh sách các trường hợp bị mất phôi giấy chứng nhận, các trường hợp mất giấy chứng nhận xin cấp lại, các trường hợp bị thu hồi… Việc xây, vận hành chương trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng giao dịch đã góp phần hạn chế được tình trạng một tài sản tham gia nhiều giao dịch, tài sản không được

phép công chứng mà tổ chức hành nghề cơng chứng, tổ chức tín dụng khơng biết vẫn cơng chứng, vẫn giải ngân. Tuy nhiên, vẫn cịn một số tồn tại:

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn hạn chế;

- Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan của Thành phố như: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Mơi trường, các Văn phịng Đăng ký đất đai còn chưa nhịp nhàng, đồng bộ nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc;

- Công tác tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đăng ký giao dịch bảo đảm chưa được thực hiện thường xuyên;

- Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai cấp quận, huyện còn quá mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc;

- Việc thẩm định hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của một số tổ chức tín dụng chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình nên xảy ra tranh chấp và khó khăn khi xử lý tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 39 - 40)