Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Công tác quản lý, sử dụng đất đai huyện Thanh Trì
4.2.4. Công tác đăng ký biến động về đất đai tại huyện Thanh Trì
Quản lý các dịch vụ công về đất đai được thực hiện triển khai tương đối tốt và dần đi vào nề nếp thơng qua Văn phịng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì. Tổng hợp số liệu hồ sơ đăng ký biến động trong một số lĩnh vực về đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì từ năm 2012 đến năm 2016 được thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả tiếp nhận và giải quyết một số thủ tục hành chính về đất đai giai đoạn 2012 - 2016 tại huyện Thanh Trì
Đơn vị tính: Hồ sơ STT Tên thủ tục hành chính Tổng số Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Đăng ký biến động về chuyển QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 17.163 3.488 3.240 3.240 2.813 4.382 2 Đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 6.830 1.514 1.480 828 1.659 1.349 3 Xóa đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 4.733 917 936 861 1.111 908
Qua bảng 4.3 ta thấy:
Từ năm 2012 đến năm 2016, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì đã tiếp nhận và thực hiện tổng số 28.726 hồ sơ hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai của huyện Thanh Trì. Trong đó, số lượng hồ sơ giao dịch thực hiện thủ tục hành chính nhiều nhất là đăng ký biến động về chuyển QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với 17.163 hồ sơ; đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là 6.830 hồ sơ; ít nhất là xóa đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với 4.733 hồ sơ.
Cũng từ bảng 4.3 ta thấy: Số lượng hồ sơ giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước từ năm 2012 – 2016 là cao nhất. Năm 2012, số lượng hồ sơ giao dịch chuyển quyền đạt 3.488 hồ sơ, do các cơn sốt đất “bong bóng” diễn ra mạnh mẽ, số lượng giao dịch của một thửa đất diễn ra nhiều lần dó đó số lượng hồ sơ đăng ký chuyển quyền nhiều. Năm 2013, 2014 và 2015, số hồ sơ đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất có chiều hướng giảm dần là do khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các nhà đầu tư, các ngân hàng thắt chặt tài chính, giảm mức vay, lãi xuất tăng cao. Năm 2016, số hồ sơ đăng ký chuyển quyền tăng lên là 4.382 hồ sơ, do q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại huyện Thanh Trì, nhu cầu thực sự về nhà ở của người dân ngày càng tăng cao theo tiến trình phát triển đơ thị của huyện nên giao dịch chuyển quyền trên thị trường diễn ra sôi động và là nhu cầu thiết thực đối với người dân về nhà ở.
Năm 2012, số lượng hồ sơ giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì là 1.514 hồ sơ, nhưng đến năm 2013, 2014 và 2016 lại giảm. Riêng năm 2015, số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp tăng hơn và giữ ở mức cao so với các năm. Điều đó cho thấy, các giao dịch thế chấp và việc chấp hành pháp luật đăng ký của người dân ngày càng được chú trọng. Có thể nói rằng, đất đai khơng chỉ là nơi cư trú mà cịn là nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất trong xã hội. Bên cạnh đó, các Văn bản pháp lý của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền thế chấp của người sử dụng đất. Các văn bản ngày càng rõ ràng hơn, quy định rõ về trình tự thủ tục thực hiện và thời gian giải quyết hồ sơ giúp người sử dụng đất thuận
tiện khi thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, số lượng hồ sơ xóa đăng ký thế chấp lại thấp hơn so với số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp. Điều này chứng tỏ, khả năng trả nợ ngân hàng của người sử dụng đất là thấp, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.