3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất huyện Thanh Trì
3.2.3. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Thanh Trì Thanh Trì
- Thực trạng công tác cấp GCN QSD đất ở và tài sản khác gắn liền với đất ở huyện Thanh Trì.
- Thực trạng công tác cấp GCN QSD đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì.
3.2.4. Thực trạng các hoạt động giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất ở huyện Thanh Trì và tài sản khác gắn liền với đất ở huyện Thanh Trì
- Điều tra, đánh giá quá trình hoạt động giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân tại các ngân hàng và quỹ tín dụng.
- Điều tra, đánh giá quá trình hoạt động giao dịch đảm bảo bằng quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân tại các ngân hàng, quỹ tín dụng.
3.2.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội với 03 khu vực nghiên cứu, cụ thể:
+ Thị trấn Văn Điển: đại diện cho khu vực có nhiều hoạt động phát triển thương mại nằm trong quy hoạch phát triển đô thị.
+ Xã Tân Triều: đại diện cho khu vực có nhiều hoạt động thương mại và bị ảnh hưởng của quy hoạch phát triển đô thị.
+ Xã Đông Mỹ: đại diện cho khu vực có sản xuất nông nghiệp thuần túy và các hộ sản xuất nhỏ lẻ.
3.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
3.3.2.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được điều tra từ các phòng ban của huyện Thanh Trì. - Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Thanh Trì và các xã, thị trấn nghiên cứu.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì: Thu thập các tài liệu, số liệu về công tác đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại huyện Thanh Trì.
- Các Phòng, Ban có liên quan như: Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê... thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các xã, thị trấn nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội.
3.3.2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của người dân (PRA). Các chỉ tiêu điều tra được thể hiện bằng các câu hỏi in sẵn trong phiếu điều tra bao gồm những chỉ tiêu sau:
- Giao dịch đảm bảo bằng QSD đất tại VPĐK
- Thủ tục pháp lý khi thực hiện giao dịch tại VPĐK QSD đất - Thời gian thực hiện tại VPĐK QSD đất
- Vay vốn bằng QSD đất tại ngân hàng Nhà nước - Vay vốn tại các cơ sở cầm đồ
Để đảm bảo độ tin cậy của số liệu thống kê, chúng tôi tiến hành chọn hộ điều tra như sau: Thị trấn Văn Điển chọn 35 hộ gia đình, xã Tân Triều chọn 30 hộ gia đình, xã Đông Mỹ chọn 35 hộ gia đình, cá nhân có tham gia các giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất. Tổng số phiếu điều tra của cả 03 khu vực là 100 phiếu.
Lựa chọn 03 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên địa bàn huyện Thanh Trì để điều tra, đánh giá các hoạt động giao dịch đảm bảo và công tác đăng ký giao dịch đảm bảo bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mỗi ngân hàng gồm 10 phiếu điều tra các cán bộ thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo. Tổng số phiếu điều tra là 30 phiếu.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Đây là kết quả của quá trình thực hiện phương pháp điều tra xã hội học. Số liệu được thống kê và xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm excell. Quá trình xử lý số liệu được chia thành nhóm và hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin dưới dạng các bảng biểu, từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
3.3.4. Phương pháp phân tích so sánh
Trên cơ sở tổng hợp số liệu tình hình cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Trì tiến hành so sánh giữa khu vực Thị trấn nằm trong quy hoạch phát triển đô thị với khu vực xã có nhiều hoạt động phát triển thương mại và bị ảnh hưởng của quy hoạch phát triển đô thị.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Trì là huyện nằm ven nội thành của thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 6.292,71 ha; có 16 đơn vị hành chính cấp thị trấn, xã (01 thị trấn Văn
Điển và 15 xã); huyện có toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20o50' đến 21o00' vĩ
độ Bắc và từ 105 o45' đến 105o56' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện
được xác định, như sau:
- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;
- Phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; - Phía Đông giáp huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) và tỉnh Hưng Yên; - Phía Tây giáp quận Thanh Xuân và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Huyện có mạng lưới và cơ sở hạ tầng thuận tiện về hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông; nên có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Hình 4.1. Sơ đồ địa giới hành chính huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Nguồn: UBND huyện Thanh Trì (2016)
Quận Thanh Xuân
Quận Hoàng Mai
Quận Hà Đông
Huyện Gia Lâm
TỈNH HƯNG YÊN Huyện Văn Giang Huyện Thường Tín
Huyện Thanh Oai
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thanh Trì là vùng đất trũng của thành phố Hà Nội, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, với độ cao trung bình 4,5 - 5,5m so với mực nước biển. Cao nhất từ 6 - 6,5m, nơi thấp nhất từ 2,5 - 2,8m. Huyện được phân chia thành 2 vùng:
- Vùng nội đồng (vùng trong đê) chiếm đại bộ phận diện tích của huyện, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Toàn vùng bị chia cắt bởi các trục đường Quốc lộ 1A, 1B, đường 70 và các sông tiêu nước thải của thành phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Om (đầu nguồn là sông Sét và sông Kim Ngưu đổ vào), sông Hòa Bình nên hình thành những tiểu vùng nhỏ, có nhiều hồ đầm, ruộng trũng.
- Vùng bãi ven đê sông Hồng diện tích 1.174 ha, chiếm 18,7% diện tích toàn huyện, bao gồm diện tích chủ yếu của 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Độ cao trung bình của các khu dân cư vùng bãi ngoài đê là 8 ÷9,5m, các vùng đất bãi canh tác có độ cao từ 7 ÷7,5m, có đầm hồ chạy dài theo chân đê, có
khả năng giữ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thanh Trì mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, tháng nóng nhất từ tháng 6 đến
tháng 8, lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
- Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.640 giờ với trung bình trong năm là 220 ngày có nắng.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.700 – 2.000 mm, với tổng số ngày mưa là 143 ngày. Mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 với lượng mưa bình quân tháng từ 200 ÷ 300mm.
- Chế độ gió: vào mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc hay Bắc, vào mùa hè chủ yếu là gió hướng Đông Nam và Nam.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân trong năm khoảng 85%, vào tháng 2, tháng 3 độ ẩm lên tới 89%.
4.1.1.4. Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng và sông Nhuệ với các đặc điểm sau:
- Sông Hồng: là sông lớn nhất của miền Bắc chảy qua địa bàn huyện ở phía Đông (là ranh giới tự nhiên của huyện với huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên), với chiều dài khoảng 7 km. Chế độ thủy văn của sông Hồng chia làm hai mùa, mùa kiệt và mùa lũ với biên độ dao động mực nước rất lớn, từ dưới 2m đến trên 11,5m. Việc thoát nước vào sông Hồng trong mùa lũ bắt buộc phải dùng bơm động lực.
- Sông Nhuệ: Sông Nhuệ chảy qua phía Tây, Tây Nam của huyện có nhiệm vụ tưới tiêu cho tỉnh Hà Nam và thủ đô Hà Nội, trong đó có khu vực trong đê của huyện Thanh Trì.
- Tuyến sông Tô Lịch chủ yếu làm nhiệm vụ thoát nước mưa, nước thải cho khu vực thành phố Hà Nội và khu vực huyện Thanh Trì.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 6.292,71 ha. Đất nông nghiệp là 3.308,02 ha, chiếm 52,57% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 2.956,90 ha, chiếm 46,99% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng là 27,79 ha, chiếm 0,44% so với tổng diện tích đất tự nhiên (Nguồn: UBND huyện Thanh Trì, 2016).
Đất đai của huyện Thanh Trì chủ yếu được phát triển trên đất phù sa không được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng, chia thành 6 nhóm đất chính: Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu; đất phù sa không được bồi có glây; đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu; đất phù sa không được bồi glây mạnh; đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu; đất còn cát, bãi cát ven sông; đất có mặt nước, sông suối và đất khu dân cư.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt sông Hồng có lưu lượng rất lớn nhưng có hàm lượng cặn cao, Thanh Trì lại ở hạ lưu thành phố nên hiện nay chưa đề cập đến khai thác nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua huyện để phục vụ cho sinh hoạt. Mặt khác, Thanh Trì là vùng trũng chứa tất cả các loại nước thải, nước mưa từ nội thành dồn xuống nên nguồn nước mặt bị ô nhiễm khá nặng.
Đối với nguồn nước ngầm: Thanh Trì có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện Thanh Trì, kinh tế xã hội của huyện đã có những chuyển biến tích cực và dần đi vào thế ổn định, tạo đà tốt để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào năm 2016. Trong những năm qua, kinh tế của huyện Thanh Trì phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2012 - 2016 tăng trưởng bình quân là 15%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,85%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của thành phố (11,25%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2012 - 2016 là: Khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 46,80% năm 2012 lên 63,10% năm 2016. Khu vực thương mại - dịch vụ tăng từ 14,80% năm 2012 lên 19,80% năm 2016. Khu vực nông nghiệp giảm từ 39,86% năm 2012 xuống còn 17,10% năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 23,20 triệu đồng/người/năm, tăng 3,50 triệu đồng so với năm 2016 (Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì, 2016).
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Theo số liệu thống kê, đến hết ngày 31/12/2016, tổng dân số của huyện là 218.483 người, lao động trong độ tuổi là 145.863 người, lao động nông nghiệp là 72.620 người (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Trì, 2016).
b. Lao động - việc làm và thu nhập
Từ năm 2012 đến năm 2016, nguồn lao động của huyện tăng bình quân là 1,06%. Tốc độ tăng lao động chủ yếu là do mức sinh khá cao của những năm trước đây, ngoài ra còn do dòng lao động từ các tỉnh khác di cư tự do đến. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2012 là 18,4 triệu đồng, đến năm 2016 là 24,81 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ giàu tăng từ 26% năm 2012 lên 29,8% năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,38% năm 2012 xuống còn 0,4% năm 2016 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Trì, 2016).
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
4.1.3.1. Thuận lợi
- Là huyện ngoại thành có tiềm năng đất đai khá lớn với nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua nên huyện Thanh Trì có điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn của thành phố.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa có mùa đông lạnh và ẩm, vùng bãi huyện Thanh Trì có thể phát triển ngành nông nghiệp đa dạng với các chủng loại cây vụ đông mang tính ôn đới khá phong phú.
- Do vị trí nằm dọc theo các sông lớn như sông Hồng, sông Nhuệ... nên Thanh Trì có điều kiện để phát triển giao thông đường thủy, khai thác nguồn nước mặt...
- Kinh tế phát triển nhanh, khá toàn diện, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội đã được thực hiện đạt kết quả tích cực như giảm tỷ lệ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng...
- Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị của huyện có chuyển biến rõ rệt.
4.1.3.2. Khó khăn
- Do đặc điểm, cấu tạo của địa hình, địa chất nên hình thành rất nhiều ô trũng cục bộ, thường xuyên bị úng lụt trong mùa mưa, ở những vùng đất yếu khi xây dựng phải có sự đầu tư lớn để gia cố nền móng rất tốn kém. Đây chính là mặt hạn chế lớn của huyện.
- Là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước thải thành phố và cũng là vùng ô nhiễm bởi nghĩa trang Văn Điển.
- Do vị trí nằm dọc theo các con sông lớn nên thường xuyên bị đe dọa bởi thủy chế của các con sông lớn, nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, để ổn định phát triển sản xuất, xây dựng và an toàn đối với đời sống nhân dân, rất cần có kế hoạch đầu tư tu bổ, kiên cố hóa hệ thống đê điều.
- Kinh tế tăng trưởng cao nhưng chất lượng phát triển và sức cạnh tranh còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng và nguồn lực.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, bức xúc. - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuy được cải thiện song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.