Công tác quản lý, sử dụng đất đai huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 49)

4.2.1. Công tác quản lý đất đai

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện, trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Hà Nội và UBND huyện Thanh Trì, công tác quản lý đất đai đã được củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý đất đai từ cấp huyện xuống các xã. UBND huyện và Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các nội dung về công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai. Việc thực hiện được diễn ra một cách đồng bộ, toàn diện trên địa bàn huyện làm cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện dần đi vào nề nếp, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Trì đang tập trung vào công tác "dồn điền đổi thửa" để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn nhằm nâng cao giá trị trên diện tích đất canh tác. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trung ương đã chọn xã Đại Áng và xã Yên Mỹ là 2 xã điểm của thành phố Hà Nội thực hiện mô hình thí điểm để nhân rộng ra toàn huyện, bước đầu đã đạt được kết quả tốt và được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong huyện.

Kết quả cụ thể của việc chỉ đạo thực hiện 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (theo Điều 167 Luật Đất đai 2013), trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu một số nội dung trên địa bàn huyện Thanh Trì như sau: - Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai: nhìn chung khá đầy đủ và nghiêm túc. Các văn bản quy định được ban hành trong những năm gần đây ngày càng sát với tình hình thực tế của địa phương.

- Hệ thống bản đồ địa chính: đã được xây dựng hoàn chỉnh cho tất cả các xã, bao gồm 541 tờ, trong đó có 385 tờ tỷ lệ 1/500, 93 tờ tỷ lệ 1/1.000, đặc biệt thị trấn Văn Điển có 63 tờ bản đồ địa chính đo vẽ tỷ lệ 1/200.

- Hồ sơ địa giới hành chính: được cấp đầy đủ và lưu ở 4 cấp: cấp TW, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, được lập đầy đủ cho 16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Huyện Thanh Trì đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất: giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm, 5 năm trình Sở Tài nguyên & Môi trường và UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt. Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2012 - 2016 đã được cấp trên phê duyệt.

- Việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: được thực hiện theo đúng trình tự và kế hoạch, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến tháng 12/2016, toàn huyện đã giao đất cho 408 hộ của 6 xã trên địa bàn huyện Thanh Trì. Trong đó, giao đất cho hộ gia đình, cá nhân nhiều nhất là xã Tân Triều (116 hộ) và ít nhất là xã Ngọc Hồi (23 hộ). Cho thuê 47,22 ha đất theo quy định pháp luật. Trong đó, xã Tân Triều đã tiến hành cho thuê nhiều nhất là 7,37 ha đất do trên địa bàn xã đang thực hiện dự án Làng nghề Tân Triều; ít nhất là xã Vạn Phúc trong năm 2012 mới chỉ cho thuê 0,42ha đất. Thu hồi 211,55 ha đất nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong giai đoạn 2012 - 2016, năm 2012 thu hồi ít nhất là 4,27 ha đất; năm 2014 thu hồi nhiều nhất là 71,73 ha đất nhằm phục vụ các dự án triển khai trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2012 - 2016, trên địa bàn huyện

Thanh Trì đã chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích là 385.986m2. Xã Thanh

Liệt có diện tích chuyển mục đích sử dụng đất nhiều nhất là 44.182m2. Xã Đại Áng

có diện tích chuyển mục đích sử dụng đất ít nhất là 1.672m2. Tuy nhiên, ngoài

những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng trình tự của pháp luật thì tình trạng vi phạm Luật đất đai năm 2003 vẫn còn xảy ra. Một số trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không theo quy hoạch. Điển hình như: Tại xã Tân Triều có tới 150 hộ gia

đình san lấp, lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất hơn 10.000m2 đất công

vốn nằm trong quy hoạch điểm dân cư nông thôn, khoảng 2.000m2 đất tại khu Lò

Gạch của xã cũng bị 16 hộ dân tự ý xây nhà ở trái phép. Tại các xã như Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh... cũng xảy ra tình trạng tương tự. Trong thời gian tới, huyện Thanh Trì cần tiếp tục chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với phòng thanh tra tiến hành xử phạt các trường hợp vi phạm trên.

- Công tác thống kê: được thực hiện thường xuyên hàng năm, công tác kiểm kê tiến hành năm 2010 và năm 2015. Hiện nay, số liệu thống kê năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

- Hồ sơ địa chính: hiện nay được hoàn thiện đúng mẫu mới theo quy định của Thông tư 09/TT - BTNMT cho 16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì. Hồ sơ địa chính của huyện Thanh Trì bao gồm 42 quyển sổ mục kê, 177 quyển sổ địa chính, 75 quyển sổ cấp giấy chứng nhận, 37 quyển sổ theo dõi biến động. Hồ sơ địa chính của huyện Thanh Trì thường xuyên được cập nhật thông tin biến động đầy đủ, các loại hồ sơ địa chính hiện đang được lưu trữ, quản lý và

khai thác đồng thời tại VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì và ở các xã, thị trấn.

- Quản lý tài chính về đất đai: Trong giai đoạn 2012 - 2016, huyện Thanh Trì đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính về đất đai với tổng thu nộp ngân sách Nhà nước là 69.260.981,48 triệu đồng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đai: đã đạt được những kết quả nhất định. Trên địa bàn huyện Thanh Trì đã phát hiện và xử phạt 131 trường hợp vi phạm về đất đai với tổng diện tích là 344,428 ha. Việc thanh tra, kiểm tra được huyện Thanh Trì quan tâm và xử lý kịp thời nên đã phát hiện, phòng ngừa được nhiều hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trên địa bàn huyện Thanh Trì: được thực hiện khá tốt. Giai đoạn 2012 - 2016 huyện đã tiếp nhận 174 đơn thư, trong đó có 69 đơn thư không thuộc thẩm quyền, 105 đơn thư thuộc thẩm quyền với 79 đơn thư đã được giải quyết (chiếm 75,24% đơn thư thuộc thẩm quyền), góp phần ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2016

Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính huyện Thanh Trì tại thời điểm thống kê tính đến thời điểm thống kê ngày 31/12/2016 là 6.292,71 ha và được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2016

STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 6.292,71 100 1 Đất nông nghiệp NNP 3.308,02 52,57 2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.956,90 46,99 3 Đất chưa sử dụng CSD 27,79 0,44

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Thanh Trì (2016)

Từ bảng 4.1 ta thấy:

- Diện tích đất nông nghiệp đến thời điểm thống kê ngày 31/12/2016 trên địa bàn toàn huyện là: 3.308,02 ha chiếm 52,57% tổng diện tích đất tự nhiên toàn

* Đất sản xuất nông nghiệp: 2.471.22 ha chiếm 39,27% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và so với diện tích đất nông nghiệp chiếm 74,70%.

* Đất trồng cây lâu năm: 9,12 ha chiếm 0,145% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất nông nghiệp chiếm 0,27%;

* Đất nuôi trồng thủy sản: 829,96 ha chiếm 13,19% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất nông nghiệp chiếm 25,09%.

* Đất nông nghiệp khác: 6,84 ha chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất nông nghiệp chiếm 0,21%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp đến thời điểm thống kê ngày 31/12/2016 trên địa bàn huyện là: 2.956,90 ha chiếm 46,99% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện được chia ra làm các loại đất chính sau:

* Đất ở: Diện tích đất ở là 870,31 ha chiếm 13,83% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 29,43%;

+ Đất ở tại nông thôn: 837,30 ha chiếm 13,31% tổng diện tích đất tự nhiên, so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 28,32%;

+ Đất ở tại đô thị: 33,01 ha chiếm 0,53% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 1,12% ;

* Đất chuyên dùng: 1.460,42 ha chiếm 23,21% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 49,39% ; Trong đó: Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 86,38 ha; đất Quốc phòng: 65,63 ha; đất an ninh: 20,22 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 290,30 ha; đất có mục đích công cộng: 997,89 ha;

* Đất tôn giáo - tín ngưỡng: 23,90 ha chiếm 0,38% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 0,81%;

* Đất nghĩa trang - nghĩa địa: 117,82 ha chiếm 1,87% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 3,99%;

* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 484,45 ha chiếm 7,70% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 16,38%;

- Diện tích đất chưa sử dụng đến thời điểm thống kê năm 2016 trên địa

bàn toàn huyện là: 27,79 ha chiếm 0,44% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là các thùng đào nằm rải rác trên các mạng lưới giao thông chính và giao thông nội đồng, rất khó khai thác sử dụng.

4.2.3. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Thanh Trì

Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất là công việc quan trọng và thường xuyên phải thực hiện. Tuy nhiên, công tác cấp GCN QSDĐ chưa đạt yêu cầu tiến độ đề ra, vẫn để xảy ra tình trạng một số trường hợp cấp GCN QSDĐ chậm so với quy định. Theo số liệu thống kê tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì, tính đến năm 2016, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 43.499 hồ sơ, trong đó số hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 39.711 hồ sơ, số hồ sơ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 3.788 hồ sơ. Trong số hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận do nhiều nguyên nhân khác nhau như: không phù hợp quy hoạch đất ở, đang có tranh chấp, khiếu kiện, thôn/xã cấp trái thẩm quyền không có giấy tờ chứng minh, lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sai quy định, không có ô thửa trên bản đồ, mất giấy tờ gốc, chủ đi vắng không kê khai...

Bảng 4.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến hết năm 2016

Đơn vị tính: Hồ sơ

STT Thị trấn/Xã Tổng số hồ sơ Số hồ sơ đủ điều kiện cấp GCN Số giấy chứng nhận đã cấp

1 TT. Văn Điển 3.160 3.028 2.947 2 Tam Hiệp 2.386 2.250 2.235 3 Tứ Hiệp 3.026 2.803 2.709 4 Ngũ Hiệp 3.044 2.996 2.996 5 Thanh Liệt 2.778 2.590 2.519 6 Yên Mỹ 1.311 1.151 1.024 7 Đông Mỹ 2.567 2.263 1.914 8 Duyên Hà 1.527 1.216 1.216 9 Tân Triều 3.571 3.431 3.431 10 Hữu Hòa 2.460 1.973 1.914 11 Tả Thanh Oai 2.900 2.740 2.640 12 Vĩnh Quỳnh 4.471 4.041 4.041 13 Ngọc Hồi 2.541 2.265 2.265 14 Liên Ninh 2.468 2.425 2.394 15 Đại Áng 1.812 1.651 1.484 16 Vạn Phúc 3.477 2.888 2.766 Tổng cộng 43.499 39.711 38.495

Nguồn: Tác giả điều tra

Tính đến hết năm 2016, toàn huyện Thanh Trì đã cấp được 38.495 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện tại bảng 4.2.

Qua số liệu cấp giấy chứng nhận tại bảng 4.2 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Một số xã đã hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp đủ điều kiện và đang kiểm tra rà soát đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện.

Nhìn chung, huyện Thanh Trì đã thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận, từ đó người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh lâu dài. Ngoài ra, nhờ có giấy chứng nhận các hộ gia đình, cá nhân có thể vay vốn làm ăn kinh doanh, để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, Vì vậy, số lượng giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày càng tăng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng chính là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất và đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.2.4. Công tác đăng ký biến động về đất đai tại huyện Thanh Trì

Quản lý các dịch vụ công về đất đai được thực hiện triển khai tương đối tốt và dần đi vào nề nếp thông qua Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì. Tổng hợp số liệu hồ sơ đăng ký biến động trong một số lĩnh vực về đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì từ năm 2012 đến năm 2016 được thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả tiếp nhận và giải quyết một số thủ tục hành chính về đất đai giai đoạn 2012 - 2016 tại huyện Thanh Trì

Đơn vị tính: Hồ sơ STT Tên thủ tục hành chính Tổng số Năm 2012 2013 2014 2015 2016

1 Đăng ký biến động về chuyển QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 17.163 3.488 3.240 3.240 2.813 4.382 2 Đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 6.830 1.514 1.480 828 1.659 1.349 3 Xóa đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 4.733 917 936 861 1.111 908

Qua bảng 4.3 ta thấy:

Từ năm 2012 đến năm 2016, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì đã tiếp nhận và thực hiện tổng số 28.726 hồ sơ hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai của huyện Thanh Trì. Trong đó, số lượng hồ sơ giao dịch thực hiện thủ tục hành chính nhiều nhất là đăng ký biến động về chuyển QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với 17.163 hồ sơ; đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là 6.830 hồ sơ; ít nhất là xóa đăng ký thế chấp bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với 4.733 hồ sơ.

Cũng từ bảng 4.3 ta thấy: Số lượng hồ sơ giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước từ năm 2012 – 2016 là cao nhất. Năm 2012, số lượng hồ sơ giao dịch chuyển quyền đạt 3.488 hồ sơ, do các cơn sốt đất “bong bóng” diễn ra mạnh mẽ, số lượng giao dịch của một thửa đất diễn ra nhiều lần dó đó số lượng hồ sơ đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 49)