6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thƣơng mại
Đây là nhóm các nhân tố về bản thân, nội tại của ngân hàng, liên quan đến sự phát triển của Ngân hàng, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng, bao gồm: chính sách tín dụng, đội ngũ cán bộ tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Chính sách tín dụng: là đƣờng lối chủ trƣơng đảm bảo cho hoạt động tín dụng đƣợc thực hiện một cách tốt nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, từ đó sẽ mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách của ngân hàng thƣơng mại có đúng đắn hay không. Bất cứ một ngân hàng thƣơng mại nào muốn có chất lƣợng tín dụng đều phải có một chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với bản thân ngân hàng mình.
Đội ngũ cán bộ tín dụng: Con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, chính vì thế con ngƣời là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của NHTM nói chung. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và chuyên môn giỏi sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa đƣợc những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện một chu trình khép kín của một khoản tín dụng.
Quy trình nghiệp vụ tín dụng: Quy trình tín dụng là trình tự thực hiện các bƣớc kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản cũng nhƣ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân có liên quan trong suốt quá trình cấp tín dụng cho KH, (đối với hoạt động cho vay là từ việc tiếp nhận hồ sơ xin vay cho đến cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng). Chất lƣợng tín dụng có bảo
đảm hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bƣớc và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bƣớc trong quy trình tín dụng.
Kiểm soát nội bộ:
Một trong những biện pháp giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng có đƣợc các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm tránh đƣợc các rủi ro bất trắc có thể xảy ra, duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng các mục tiêu đã định là công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác này không chỉ đƣợc thực hiện đối với bản thân NHTM nhƣ kiểm tra quá trình thực hiện cho vay, quản lý các khoản vốn vay, loại trừ những cán bộ mất phẩm chất, tiêu cực, tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của NHTM đối với khách hàng mà còn đƣợc thực hiện đối với cả khách hàng thông qua việc kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay.
Nâng cao chất lƣợng tín dụng có nghĩa là NHTM phải kịp thời ngăn chặn và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, có ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ bảo vệ đƣợc tài sản và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Muốn vậy, việc đào tạo và bố trí những cán bộ có năng lực, có trình độ và trách nhiệm cao thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là vấn đề mà ngành ngân hàng luôn quan tâm.
1.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan từ doanh nghiệp và môi trường
Một khoản cấp tín dụng đƣợc cho là mang lại hiệu quả cho Ngân hàng khi khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi theo đúng kế hoạch trả nợ. Khả năng trả nợ của DNVVN không chỉ phụ thuộc vào bản thân nội tại của các DN mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của DN đó. Do vậy, bên cạnh khả năng, tiềm lực nội tại của DN thì các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng chính là các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng
của ngân hàng.
a. Nhóm các nhân tố thuộc bản thân khách hàng
- Uy tín, đạo đức của ngƣời vay
Nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của ngƣời vay có thể gây nên, các ngân hàng thƣờng phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của ngƣời vay trƣớc khi đƣa ra quyết định cho vay.
Uy tín của KH là tiêu chí để đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía KH. Uy tín đƣợc khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trƣờng qua thời gian. Do đó, để đƣa ra một nhận định chính xác về uy tín của KH trƣớc khi ra quyết định cho vay, các ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của KH với những thời gian khác nhau.
- Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của KH
Chất lƣợng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của ngƣời vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của KH, là cơ sở cho KH thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của ngƣời quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt nhƣ học vấn, kinh nghiệm thực tế,…thì DN rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, từ việc phân tích đặc điểm của DNVVN, năng lực, kinh nghiệm của nhà quản lý hầu hết các DNVVN hiện nay ở Viện Nam thƣờng rất hạn chế. Đây cũng chính là yếu tố làm giảm sút chất lƣợng tín dụng đối với đối tƣợng KH này.
- Tiềm lực tài chính của khách hàng:
Thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi hàng năm...DN có tiềm lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng hơn trong việc thoả thuận với ngân hàng về các khoản vay và dịch vụ tài chính
khác cũng nhƣ uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nợ ngân hàng - Mức độ bảo đảm tín dụng:
Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thƣơng mại luôn đề cập đến vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản vay đặc biệt là đối với các khoản tín dụng trung dài hạn.
Xét về cầm cố thế chấp: ngân hàng sẽ cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên số tài sản cầm cố thế chấp. Loại trừ sự vi phạm đạo đức kinh doanh, nếu doanh nghiệp có đủ tài sản để thế chấp đảm bảo cho các khoản vay thì khoản cho vay này có thể đƣợc xem là ít rủi ro, từ đó chất lƣợng khoản cho vay này cũng đƣợc cải thiện.
Xét về bảo lãnh: Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác của mình có thể nhận đƣợc sự bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. Nếu bên bảo lãnh thƣờng xuyên đảm bảo đƣợc năng lực tài chính và năng lực pháp lý tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chất lƣợng cho vay có thể đƣợc đảm bảo.
b. Nhóm nhân tố thuộc môi trường
- Môi trƣờng kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại có thể đƣợc coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Do vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tín dụng. Các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng tín dụng: Một nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lƣợng cao. Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng ổn
định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng.
- Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nƣớc:
Các chính sách của nhà nƣớc ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lƣợng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngƣợc lại.
Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ngƣợc lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trƣờng pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.
-Môi trƣờng tự nhiên:
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trƣờng tự nhiên nhƣ thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản.Vì vậy khi môi trƣờng tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại.
Nhƣ vậy, chất lƣợng tín dụng DNVVN chịu tác động của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng đóng góp vào sự ổn định và phát triển của ngân hàng, cũng nhƣ phát triển các DNVVN từ đó tạo sự phát triển chung cho nền kinh tế, các nhà quản lý cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hƣởng tới nó để từ đó tìm ra các biện pháp hợp lý khai thác hiệu quả các nhân tố tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực mà nó đem lại.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã nêu ra những cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá, phân tích tình hình chất lƣợng tín dụng để từ đó xây dựng những giải pháp cụ thể trong các chƣơng tiếp theo. Những vấn đề lý luận đáng lƣu ý ở chƣơng 1:
- Khái niệm DNVVN: DNVVN đƣợc định nghĩa dựa trên tiêu chí về quy mô lao động và nguồn vốn.
- Đặc điểm của cho vay đối với DNVVN: có đầy đủ các phƣơng thức cho vay, thủ tục và quy trình nghiệp vụ giám sát trong cho vay đối với đối tƣợng này có phần chặt chẽ hơn, hình thức cho vay chủ yếu là cho vay theo hạn mức tín dụng, chứa đựng nhiều rủi ro vì tính không ổn định của loại hình doanh nghiệp này.
- Quan điểm về chất lƣợng tín dụng: chất lượng tín dụng là hiệu quả của việc cho vay mang lại, là khả năng thu hồi đầy đủ và đúng hạn cả vốn gốc lẫn lãi theo dự định.
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN: nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội ngoại bảng, nợ có vấn đề, lãi tồn đọng, tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm, nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tuân thủ chính sách tín dụng và công tác xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN: Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thƣơng mại, các nhân tố khách quan từ doanh nghiệp và môi trƣờng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI AGRIBANK QUẢNG NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK QUẢNG NAM
2.1.1. Về quá trình hình thành và phát triển chi nhánh
Ngày 16/12/1996, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Agribank ký quyết định số 515/NHNo-02 thành lập Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam trên cơ sở tách ra từ Sở giao dịch III NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã góp phần nhất định trong việc thực thi các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
* Về cơ cấu tổ chức bộ máy
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Agribank tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam)
Từ một ngân hàng gặp không ít khó khăn chung trong bƣớc đầu của một tỉnh mới tái lập lúc bấy giờ, các ngân hàng cấp huyện phần lớn đã có từ thời bao cấp và đã xuống cấp. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác tín dụng thì còn mang nặng tƣ duy bao cấp, chƣa đƣợc đào tạo nhiều về nền kinh tế thị trƣờng, nguồn vốn kinh doanh trƣớc đó tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh, phần đông bị thua lỗ, phá sản,… Đứng trƣớc những khó khăn đó, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành, bằng những giải pháp và định hƣớng đúng đắn, đơn vị đã mạnh dạn đào tạo, bồi Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Tín dụng Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Điện Toán Phòng Kế Toán Ngân quỹ Phòng Dịch Vụ và Marketing P.GIÁM ĐỐC 3 P.GIÁM ĐỐC 2 GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC 1 Ngân hàng chi nhánh loại 3 và HBRA Phòng giao dịch Agribank TP Tam Kỳ
dƣỡng và bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm, kinh qua thực tiễn vào các chức danh quan trọng để có điều kiện phát huy năng lực chỉ đạo điều hành. Đồng thời bổ sung thêm một lƣợng nhân viên mới, có kiến thức, phù hợp với công việc. Các nhân viên đƣợc tuyển dụng hầu hết đều tốt nghiệp đại học về chuyên ngành tài chính ngân hàng, ngoại thƣơng, tin học. Chính lực lƣợng mới này có trình độ, năng lực đã nhanh chóng đáp ứng công việc cũng nhƣ tiếp thu kịp thời những thay đổi mới để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Về mạng lưới hoạt động
Với đặc thù là phục vụ Nông nghiệp nông thôn, cho đến nay mạng lƣới hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam gồm 1 hội sở, 26 chi nhánh cấp 3 và 20 phòng giao dịch ở tất cả các huyện thị, khu công nghiệp, khu kinh tế mở. Có thể nói với mạng lƣới hệ thống các chi nhánh đƣợc bố trí hầu hết tại các huyện thị là điều kiện tiên quyết để chi nhánh chiếm lĩnh thị phần, đồng thời đƣa vốn về tận các xã vùng sâu vùng xa.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Quảng Nam thời gian qua Nam thời gian qua
a. Về tình hình huy động vốn
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có đầy đủ 5 NHTM Nhà nƣớc, 3 Quỹ tín dụng Nhân dân, 13 Ngân hàng TMCP, 1 Ngân hàng Nƣớc ngoài cùng với hệ thống NHCSXH từ tỉnh đến các huyện thị nên mức độ cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, so với ngân hàng khác thì Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam có lợi thế so sánh về thời gian hoạt động, mạng lƣới rộng khắp tại các xã, huyện đồng bằng đến những nơi núi cao, thông qua việc huy động vốn và sử dụng vốn tại chỗ với chiến lƣợc huy động và có chính sách tiếp thị phù hợp, hấp dẫn bằng nhiều hình thức nhằm thu hút khách hàng.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2013 – 2015
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So 2014/2013 So 2015/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % (+/-) % (+/-) % Tiền gửi dân cƣ 4.690 76% 5.886 80% 7.353 80% 1.196 25% 1.467 25% Tiền gửi TCKT 963 16% 1.210 16% 1.551 17% 247 26% 341 28% Tiền gửi của
KBNN, TCTD 489 8% 284 4% 297 3% -205 -42% 13 5%