Tình hình chung về chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 47 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tình hình chung về chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tạ

Agribank Quảng Nam

- Xét về quy mô dƣ nợ, hoạt động cho vay DNVVN trong ba năm 2013- 2015 chiếm khoảng 1/2 hoạt động cho vay của toàn Chi nhánh. Thực tế, đối tƣợng KH vay vốn tại Agribank tỉnh Quảng Nam bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp (gồm 2 loại là DN lớn và DNVVN), tuy nhiên, dƣ nợ cho vay đối với DNVVN chiếm khoảng 50% tổng dƣ nợ cho thấy rằng đây là đối tƣợng KH có tác động nhiều nhất đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh đó, tốc độ tăng dƣ nợ đối với DNVVN trong 3 năm qua cũng cao hơn so với tốc độ tăng dƣ nợ nói chung, cho thấy vai trò của hoạt động cho vay

DNVVN vẫn đang có xu hƣớng tăng lên.

Bảng 2.5. Tình hình chung về CLTD đối với DNVVN tại Agribank Quảng Nam năm 2013-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Số tiền % Số tiền % Dƣ nợ bình quân 4.840 5.287 6.184 447 9% 897 17% - DNVVN 2.511 2.639 3.167 128 5% 528 20% Tỷ trọng Dƣ nợ DNVVN/Dƣ nợ bình quân 51,9% 49,9% 51,2% -2,0% 1,3% Nợ xấu bình quân 46 43 27 -3 -7% -16 -37% -DNVVN 27,3 31,4 17 4,1 15% -14,4 -46% Tỷ lệ nợ xấu bình quân 0,95% 0,81% 0,4% -0,14% -0,4% - Tỷ lệ nợ xấu DNVVN 1,09% 1,11% 0,5% 0,02% -0,6%

(Nguồn Báo cáo tổng kết của Agribank Quảng Nam và số liệu khai thác từ module báo cáo trên hệ thống IPCAS)

- Về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:

Năm 2015 là năm cuối cùng trong thực hiện theo Đề án cơ cấu lại Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trƣớc áp lực về việc đƣa nợ xấu về mức dƣới 3% nhƣ theo chỉ thị tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cũng đã quyết liệt đƣa ra những giải pháp, chính sách và xem việc xử lý nợ xấu, đƣa nợ xấu dƣới 3% là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015. Hàng loạt các văn bản chỉ đạo ra đời nhƣ Nghị quyết 68A/NQ-HĐTV ngày 6/5/2015, Công điện khẩn số 134/CĐ-HĐTV…,Ban chỉ đạo xử lý nợ đƣợc

thành lập từ trƣng tập cán bộ tại các Chi nhánh trong toàn quốc, các tổ xử lý nợ về làm việc thực tế tại từng Chi nhánh trong thời gian dài để theo dõi, tìm các giải pháp thích hợp nhất để giảm thiểu nợ xấu. Tại Agribank Quảng Nam, bên cạnh việc đôn đốc, làm việc với khách hàng để thu hồi nợ, công tác xử lý rủi ro, bán nợ cho VAMC và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng đƣợc Chi nhánh áp dụng triệt để (nợ bán VAMC năm 2015 tại Chi nhánh là 49 tỷ đồng, dƣ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trong năm 2015 là 17 tỷ đồng). Chính vì vậy, số liệu về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong năm 2015 tại Agribank Quảng Nam giảm mạnh. Cụ thể: Năm 2013 nợ xấu bình quân ở mức 46 tỷ đồng, giảm còn 43 tỷ đồng trong năm 2014 và còn 27 tỷ đồng trong năm 2015. Nợ xấu đối với DNVVN cũng có xu hƣớng giảm: năm 2013 là 27,3 tỷ đồng, năm 2014 là 31,4 tỷ, sang năm 2015 là 17 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu bình quân và tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN cũng có xu hƣớng giảm mạnh qua 3 năm: tỷ lệ nợ xấu bình quân giảm từ 0,95% trong năm 2013 xuống còn 0,4% trong năm 2015; tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN giảm từ 1,09% trong năm 2013 xuống còn 0,5% trong năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu bình quân, trong năm 2014 mức chênh lệch này lên đến 0,3%. Việc giảm nợ xấu do sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhƣ bán nợ VAMC, xử lý rủi ro, cơ cấu lại thời hạn trả nợ khiến cho tỷ lệ nợ xấu không còn phản ánh chính xác chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Để đánh giá chính xác hơn chất lƣợng tín dụng, tác giả sử dụng các chỉ tiêu dƣới đây để làm rõ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)