Tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 79 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay

Quy trình cho vay đƣợc xây dựng với mục đích hƣớng dẫn thực hiện nghiệp vụ nhằm hạn chế tối đa rủi ro từ việc cấp tín dụng. Bất cứ bƣớc nào trong quy trình cho vay nếu không đƣợc tuân thủ chặt chẽ đều có thể là nguyên nhân phát sinh của rủi ro. Do đó, tất cả các bƣớc của quy trình cho vay đều phải đƣợc tuân thủ để đảm bảo giao dịch đúng về mặt pháp lý và đƣa ra đƣợc đánh giá đúng nhất về KH và về khoản vay.

Một số biện pháp nâng cao ý thức tuân thủ quy trình cho vay

Nắm rõ về quy trình, quy định là bƣớc đầu tiên để thực hiện đúng quy trình cho vay. Tuy nhiên, ý thức tuân thủ quy trình của tất cả các cán bộ có liên quan mới chính là yếu tố quyết định. Để đảm bảo quy trình đƣợc tuân thủ nghiêm túc, Agribank Quảng Nam nên tiến hành các biện pháp sau:

- Nâng cao ý thức về rủi ro và trách nhiệm kiểm soát rủi ro của CBTD thông qua việc cập nhật, phổ biến thông tin về các rủi ro có thể xảy ra, các trƣờng hợp rủi ro đã xảy ra ở các đơn vị khác khi quy trình không đƣợc tuân thủ.

- Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh: Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngoài các đợt kiểm tra theo quy định, cần thƣờng xuyên giám sát các khoản vay trên IPCAS, cập nhật thông tin về KH và thông tin về thị trƣờng có liên quan, cảnh báo những khoản vay có rủi ro cao, trên cơ sở đó, yêu cầu đƣợc kiểm tra hồ sơ gốc của các khoản vay nghi ngờ. Tăng cƣờng hiệu lực của việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ thông qua việc gắn kết quả phát hiện qua kiểm tra với lƣơng/thƣởng của cán bộ để xảy ra các sai sót do không tuân thủ đúng quy trình, quy định.

- Phân định rõ trách nhiệm của cán bộ trong trƣờng hợp bàn giao việc quản lý khoản vay: Theo quy định về việc luân chuyển cán bộ, tình trạng một

khoản vay đƣợc bàn giao qua nhiều CBTD quản lý là khá phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình bàn giao, trách nhiệm của cán bộ bàn giao và nhận bàn giao không đƣợc quy định rõ ràng. Một hệ quả là việc quản lý hồ sơ và giám sát khoản vay đƣợc thực hiện khá lỏng lẻo. Cán bộ bàn giao bộ hồ sơ cho rằng mình đã hết trách nhiệm với khoản vay đó, do vậy việc bàn giao hồ sơ thực hiện sơ sài, không lƣu ý cán bộ tiếp nhận về những điểm cần chú ý của khoản vay/KH. Cán bộ tiếp nhận bàn giao thì cho rằng đây là khoản vay không phải do mình thực hiện, việc thiếu/đủ hồ sơ của những khoản giải ngân đã phát sinh trƣớc đó không thuộc trách nhiệm do không đƣợc bàn giao cụ thể. Chính vì thế, xảy ra những lỗ hổng trong việc quản lý khoản vay. Chính vì thế, quy định rõ trách nhiệm trong việc bàn giao khoản vay là điều cần thiết.

Trong thời gian tới, việc tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay cũng giúp giải quyết một vấn đề đã nêu trong Chƣơng II là hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Trƣớc đây, quy định về việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của Agribank còn chƣa cụ thể: chỉ quy định về thời gian và nội dung kiểm tra sau khi cho vay, không quy định về nội dung giám sát khoản vay, trách nhiệm giám sát khoản vay. Do đó, việc thực hiện kiểm tra, giám sát khoản vay chỉ đƣợc thực hiện khá sơ sài, không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên,từ ngày 15/8/2014, các chi nhánh của Agribank phải thực hiện theo quy trình cho vay đối với DN. Khác với trƣớc đây, quy trình cho vay mới ban hành có những mục riêng quy định rất cụ thể về nội dung, thời điểm thực hiện, ngƣời thực hiện, công cụ thực hiện, hƣớng xử lý qua kiểm tra, giám sát. Các chi nhánh của Agribank nếu tuân thủ chặt chẽ quy trình này thì hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay sẽ đƣợc nâng cao hơn trƣớc đây.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)