Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 95 - 114)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

thôn Việt Nam

a. Nghiên cứu, xây dựng, cung cấp các chương trình quản lý cho các chi nhánh

Trụ sở chính của Agribank nên thành lập một bộ phận nghiên cứu nhu cầu của các chi nhánh về các chƣơng trình, kỹ thuật quản lý nhằm cung cấp những tiện ích hỗ trợ yêu cầu quản lý nội bộ của các chi nhánh.

Đặc điểm của Agribank là có mạng lƣới chi nhánh rất nhiều, địa bàn hoạt động rộng khắp cả nƣớc nên việc thay đổi hƣớng quản lý sang quản lý tập trung nhƣ xu hƣớng chung của nhiều NHTM hiện nay là điều khó thực hiện đƣợc. Do đó, Agribank nên phát triển theo hƣớng tăng cƣờng và tạo sự đồng nhất về chất lƣợng quản lý của từng chi nhánh. Một trong những giải pháp để thực hiện định hƣớng này là hỗ trợ, cung cấp cho các chi nhánh những chƣơng trình, tiện ích hỗ trợ quản lý nội bộ.

Xây dựng chƣơng trình về quản lý thông tin KH vay vốn là một ví dụ. Trụ sở chính Agribank có thể nghiên cứu để xây dựng một chƣơng trình cơ sở về các thông tin cần cập nhật, quản lý và cách khai thác thông tin KH vay. Chƣơng trình nên đƣợc viết dƣới dạng chƣơng trình mở để các Chi nhánh tùy theo yêu cầu của mình có thể bổ sung thêm các tiện ích, tính năng khác vào chƣơng trình. Dựa trên chƣơng trình cơ sở đã đƣợc Trụ sở chính cung cấp, các chi nhánh nhập thông tin, dữ liệu để sử dụng phục vụ cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Một ví dụ khác là xây dựng những chính sách KH mang tính tham khảo. Chi nhánh có những quyền hạn nhất định trong việc hoạt động kinh doanh, do đó, Trụ sở chính cho phép mỗi chi nhánh tự quyết định chính sách KH cụ thể phù hợp với khả năng của chi nhánh và địa bàn hoạt động, miễn là không trái với các chính sách, định hƣớng, và quy định của Agribank. Tuy

nhiên, trụ sở chính Agribank cũng nên nghiên cứu một số chính sách KH cụ thể mang tính tham khảo để các chi nhánh tự nguyện lựa chọn áp dụng hoặc làm căn cứ xây dựng, phát triển thêm chính sách KH của mình.

b. Hoàn thiện, thống nhất các quy định về các sản phẩm tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp

Từ đầu năm 2014, Agribank đã ban hành nhiều văn bản mới quy định về cấp tín dụng. Sự thay đổi về quy trình, quy định cho vay giúp hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay tại các chi nhánh. Tuy nhiên, đến hiện nay, vẫn còn nhiều văn bản hƣớng dẫn về một số sản phẩm tín dụng vẫn chƣa đƣợc ban hành mới. Điều này gây lúng túng cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh, bởi vì tính hiệu lực của các văn bản hƣớng dẫn cụ thể một số sản phẩm đƣợc ban hành trƣớc đây chƣa đƣợc thay đổi khi quy trình cho vay đã thay đổi. Một ví dụ rất phổ biến là sản phẩm cho vay hạn mức tín dụng đối với DN, trƣớc đây đã có văn bản hƣớng dẫn cụ thể, tuy nhiên, chƣa có văn bản thay đổi văn bản này khi quy trình cho vay mới ra đời.

Do đó, đề nghị Agribank kịp thời ban hành các văn bản hƣớng dẫn các sản phẩm cụ thể, đồng thời, hệ thống hóa lại các văn bản tín dụng còn hiệu lực để thuận tiện cho chi nhánh trong việc triển khai và áp dụng văn bản.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã đề ra các giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đã phát hiện trong chƣơng II. Những giải pháp đƣợc đƣa ra:

- Tăng cƣờng chất lƣợng thẩm định đối với cho vay DNNVN thông qua 2 cách: Xây dựng hệ thống lƣu trữ thông tin DNVVN nội bộ của Agribank Quảng Nam và xây dựng hƣớng dẫn cụ thể về việc thẩm định đối với DNVVN.

- Tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay bằng các biện pháp nâng cao ý thức chấp hành quy trình của cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

- Thực hiện đánh giá, kiểm soát chất lƣợng tín dụng trên quan điểm danh mục cho vay nhằm phát hiện những điểm bất hợp lý trong quy trình cho vay hiện tại và các cách thức điều chỉnh danh mục cho vay mà Agribank Quảng Nam có thể áp dụng trong điều kiện hiện tại.

- Các giải pháp nhằm thu hút và sàng lọc khách hàng (Các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng trên quan điểm của khách hàng) nhƣ: Xây dựng chính sách xác định lãi suất cho vay phân biệt đối với KH/khoản vay dựa trên đánh giá rủi ro; Tăng cƣờng sự gắn kết với KH thông qua việc tƣ vấn, hỗ trợ cho KH; Tăng tính chuyên nghiệp trong việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ KH cung cấp nhằm giảm thiểu sự phiền hà của KH về thủ tục vay vốn.

Bên cạnh đó, Chƣơng 3 còn bao gồm những kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Agribank nhằm tạo điều kiện cho DNVVN hoạt động có hiệu quả hơn cũng nhƣ hỗ trợ hoạt động cho vay của ngân hàng đối với đối tƣợng KH này.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lƣợng tín dụng và vấn đề bức thiết hiện nay đối với các NHTM Việt Nam nói chung và của Agribank Quảng Nam nói riêng.

Qua việc nghiên cứu cho thấy Agribank Quảng Nam đã có những nỗ lực trong việc hạn chế rủi ro, ổn định hoạt động cho vay đối với đối tƣợng khách hàng là DNVVN trƣớc những khó khăn chung của nền kinh tế và của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với đối tƣợng khách hàng này tại chi nhánh còn nhiều hạn chế và hầu hết những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan về phía bản thân ngân hàng. Từ việc xác định những nguyên nhân hạn chế, luận văn đã hoàn thành mục đích nghiện cứu là đƣa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Quảng Nam dựa trên cơ sở, khả năng hiện có của chi nhánh. Các giải pháp này tập trung vào 2 nhóm: nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng trên quan điểm ngân hàng (nhằm hạn chế tối đa những rủi ro do nguyên nhân từ phía ngân hàng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng) và nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng trên quan điểm khách hàng (nhằm thu hút những DNVVN “tốt” đến vay vốn tại Agribak Quảng Nam để từ đó cải thiện chất lƣợng tín dụng). Bên cạnh đó, luận văn cũng đƣa ra các kiến nghị cho Agribank nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho chi nhánh Quảng Nam nâng cao chất lƣợng trong hoạt động tín dụng cũng nhƣ các kiến nghị đến Ngân hàng nhà nƣớc và các ban ngành có liên quan tạo ra môi trƣờng lành mạnh cho hoạt động kinh doanh của DNVVN và hoạt động cho vay của các NHTM.

Và để giúp tôi hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, cùng với sự giúp đỡ của Lãnh đạo và các anh chị Trƣởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung nơi tôi công tác và nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Agribank Chi nhánh Quảng Nam (2013, 2014, 2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015.

[2] TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2006),

Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Nhà xuât bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

[3] Chính phủ (2011), Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

[4] Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. [5] TS. Hồ Diệu, TS. Lê Thị Hiệp Thƣơng, Ths. Bùi Diệu Anh (2011), Giáo

trình Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phƣơng Đông,

[6] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2006), Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng.

[7] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành;

[8] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010), Thông tư số 15/2010/QĐ-NHNN ngày 16/6/2010 của Thống đốc NHNN về việc quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

[9] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

[10] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

[11] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam.

[12] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/QĐ-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

[13] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/QĐ- NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

(Dành cho cán bộ ngân hàng)

Kính thƣa các Anh/Chị!

Tôi tên là: Trƣơng Thị Hƣơng Nguyên, hiện đang công tác tại phòng Chuyên đề 03, Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài: "Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam" làm luận văn thạc sỹ. Sự hỗ trợ của Anh/Chị bằng cách trả lời những câu hỏi dƣới đây sẽ rất có ý nghĩa cho đề tài nghiên cứu của tôi và góp phần đánh giá chất lƣợng tín dụng, tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tại chi nhánh.

Tôi xin cam đoan những thông tin từ Anh/Chị hoàn toàn chỉ phục vụ cho mục đích thăm dò ý kiến đánh giá về hoạt động cho vay tại chi nhánh, mọi thông tin sẽ đƣợc giữ bí mật.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của quý Anh/Chị!

Tên cán bộ tín dụng/kiểm tra: ...

Agribank chi nhánh: ... Khoanh tròn vào đáp án mà Anh/Chị chọn:

Câu 1. Agribank Quảng Nam có thực hiện triển khai tập huấn các văn bản, quy trình, quy định có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng không?

a. Có. b. Không.

Câu 2. Có phải tất cả cán bộ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại chi

nhánh nơi anh chị công tác đều nắm rõ các quy định về hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật và của Agribank?

b. Không.

Câu 3. Theo anh/ chị việc áp dụng một cách linh hoạt các quy định trong quá trình cho vay là gì?:

a. Phải bảo đảm tuân thủ chặt chẽ tất cả các quy định trong mọi trƣờng hợp. b. Tùy từng trƣờng hợp, nếu nhận thấy khoản vay có ít rủi ro (những

khoản vay quy mô nhỏ, DN vay trả thƣờng xuyên, có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, lịch sử tín dụng tốt…), có thể vận dụng quy định một cách linh hoạt hoặc bỏ qua một số quy định đƣợc cho là không cần thiết.

Câu 4. Theo Anh/chị công tác lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đối với hoạt động cho vay tại chi nhánh Quảng Nam ở cấp độ nào?

a. Chi nhánh xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch (theo năm, theo quý) chung về hoạt động kinh doanh (trong đó có hoạt động cho vay) để báo cáo Trụ sở chính.

b. Ngoài các chỉ tiêu kế hoạch định kỳ để báo cáo Trụ sở chính, chi nhánh chủ động xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chi tiết hơn trong việc cho vay đối với các đối tƣợng khách hàng chủ yếu (trong đó có DNVVN).

c. Ngoài việc chủ động xây dựng các chỉ tiêu chi tiết về hoạt động cho vay đối với các đối tƣợng khách hàng vay chủ yếu, Agribank Quảng Nam còn đề ra những định hƣớng, giải pháp cụ thể đối với các đối tƣợng khách hàng mục tiêu trên cơ sở phân tích năng lực của bản thân Chi nhánh, tình hình kinh tế và dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng.

d. Chi nhánh xây dựng các phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nhƣ tại lựa chọn c, đồng thời, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch trong kỳ, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch khi có các tình huống phát sinh.

Câu 5. Theo anh/chị, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng DNVVN không trả được nợ vay đúng hạn là gì? (chỉ chọn một nguyên nhân được cho là phổ

biến nhất)?

a. Chất lƣợng thẩm định thấp dẫn đến quyết định cho vay không chính xác. b. Kiểm tra trong khi cho vay (kiểm tra khi giải ngân) không chặt chẽ dẫn

đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích.

c. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay sơ sài dẫn đến việc không xử lý kịp thời khi có những tình huống phát sinh.

d. Biến động của tình hình kinh tế khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

e. Khác:……….

Câu 6: Ngoài hướng dẫn chung về việc thẩm định, Agribank Quảng Nam có những hướng dẫn cụ thể, xây dựng các chỉ tiêu tham khảo để hỗ trợ cho việc thẩm định khi cho vay DNVVN hay không?

a. Không. b. Có

Câu 7: Theo anh/ chị, yếu tố nào là rào cản lớn nhất khi thẩm định cho vay đối với DNVVN?

a. Sự hạn chế về thông tin.

b. Năng lực, trình độ của cán bộ thẩm định.

c. Quy định, hƣớng dẫn công tác thẩm định chƣa cụ thể, rõ ràng.

d. Yếu tố khác:………..

Câu 8: Nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay và quản lý khoản vay?

a. Chỉ sử dụng các nguồn thông tin chính thức: thông tin do khách hàng cung cấp (qua các báo cáo tài chính, dự án/phƣơng án), thông tin từ hệ thống IPCAS và CIC, internet.

b. Ngoài các thông tin trên, trong nhiều trƣờng hợp cán bộ tín dụng bằng kinh nghiệm và những mối quan hệ của mình (với đối tác, nhà cung

cấp, đối thủ cạnh tranh… của khách hàng) thu thập thêm các thông tin có liên quan.

c. Nguồn thông tin khác:……….

Câu 9: Agribank Quảng Nam có thực hiện lưu trữ thông tin về các DNVVN có quan hệ vay vốn thường xuyên/ là khách hàng tiềm năng hay không?

a. Có. b. Không.

Câu 10: Anh chị đánh giá như thế nào về công tác kiểm tra sau khi cho vay đối với DNVVN tại Agribank Quảng Nam?

a. Đƣợc thực hiện đầy đủ, chất lƣợng và có hiệu quả.

b. Thực hiện đúng theo quy định, tuy nhiên, hiệu quả không cao.

c. Thực hiện sơ sài vì số lƣợng khách hàng lớn, việc kiểm tra không mang lại hiệu quả.

d. Khác:……….

Câu 11: Anh chị đánh giá như thế nào về công tác giám sát khoản vay đối với DNVVN tại Agribank Quảng Nam?

a. Đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, có hiệu quả, theo hƣớng giám sát rủi ro và tiểm ẩn rủi ro, giúp chi nhánh phát hiện sớm những biến động, nguy cơ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.

b. Đƣợc thực hiện nhƣng không thƣờng xuyên, chủ yếu là giám sát tuân thủ, chƣa chú trọng đến giám sát rủi ro.

c. Chỉ dừng lại ở mức đôn đốc khách hàng trả nợ gốc/lãi khi đến hạn. d. Không thực hiện giám sát sau khi cho vay.

PHỤ LỤC 02: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

(Dành cho DNVVN vay vốn tại Agribank Quảng Nam)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 95 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)