Các giải pháp Agribank Quảng Nam đã thực hiện để nâng cao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 44 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Các giải pháp Agribank Quảng Nam đã thực hiện để nâng cao

cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nắm bắt đƣợc vai trò và những khó khăn trong hoạt động của các DNVVN, trong thời gian qua, Agribank đã hƣớng dẫn và ban hành nhiều chính sách ƣu tiên đối với loại hình doanh nghiệp này và thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ và các giải pháp khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

0 50 100 150 200

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

105

119

193

doanh nghiệp vừa và nhỏ vay đƣợc vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng nhƣng đang gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh các chính sách tập trung tăng trƣởng dƣ nợ đối với cho vay DNVVN thì các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với nhóm khách hàng này cũng đƣợc Agribank Quảng Nam chú trọng thực hiện, nhƣ:

Thứ nhất, Nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng, nhằm tăng cường chất lượng cho vay, giảm tỷ lệ nợ xấu, rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng:

Bên cạnh việc xây dựng và phát triển các chƣơng trình đào tạo về quản lý rủi ro, phân tích quản trị rủi ro đối với cho vay DNVVN cho đội ngũ cán bộ về quản trị rủi ro tại các Chi nhánh loại III, PGD trực thuộc, Agribank Quảng Nam cũng đẩy mạnh công tác hỗ trợ, đào tạo cán bộ tín dụng ngân hàng nâng cao kiến thức về doanh nghiệp, các ngành kinh tế để có đánh giá chính xác hơn trong quá trình thẩm định tín dụng.

Thứ hai, nâng cao công tác quản trị điều hành:

Vai trò của phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần phát huy hơn nữa, bám sát các món vay doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN thông qua việc kiểm tra các hồ sơ vay vốn theo định kỳ và giám sát từ xa qua IPCAS, từ đó đƣa ra cảnh báo cho những khoản vay có vấn đề, rủi ro cao, phối hợp với phòng chuyên môn tìm các giải pháp phù hợp khi sự cố xảy ra.

Ngoài ra, các chi nhánh phải đảm bảo khớp đúng giữa hồ sơ tín dụng với dữ liệu trên IPCAS đảm bảo phản ánh chính xác tình hình thực tế tín dụng theo quy định của NHNN từ đó có những xử lý kịp thời nếu khoản vay suy giảm khả năng tài chính. Tăng cƣờng công tác dự báo tình hình kinh tế xã hội, xây dựng danh mục tín dụng hợp lý đặc thù tại mỗi chi nhánh để có những chính sách tín dụng phù hợp với diễn biến phức tạp của nền kinh tế nhằm hạn

chế rủi ro. Trong công tác điều hành các chi nhánh phải thực hiện theo kế hoạch đƣợc giao từ Trụ sở chính về tín dụng, nguồn vốn, nợ quá hạn, nợ xấu…

Thứ ba, chú trọng công tác bảo đảm tiền vay:

Công tác thẩm định tài sản thế chấp là một khâu quan trọng trong thẩm định khách hàng vay vốn. Đối với DNVVN do quy mô tài chính rất hạn chế nên tài sản thế chấp của chính doanh nghiệp là không nhiều, thƣờng sử dụng tài sản bảo lãnh của bên thứ ba hoặc những tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay nhƣ bất động sản, vật tƣ hàng hoá…

Đối với TSBĐ của bên thứ ba khi thẩm định tài sản thế chấp cần hết sức cẩn thận và xác định chính xác nghĩa vụ đảm bảo của bên thứ ba khi có tranh chấp xảy ra Ngân hàng có thể thu hồi từ việc xử lý tài sản thế chấp đó.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thì cần phải xác định đƣợc quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đó thuộc về chính doanh nghiệp vay vốn đồng thời giá trị tài sản đó phải lớn hơn số tiền giải ngân và hồ sơ pháp lý về tài sản thế chấp phải đầy đủ hợp pháp hợp lệ theo quy định đồng thời ngân hàng phải quản lý đƣợc tài sản thế chấp.

Thứ tư, tăng cường công tác khác:

Tăng cƣờng phát triển các sản phẩm tín dụng phục vụ cho DNVVN nhƣ tín dụng tuần hoàn, cho vay trung hạn vốn lƣu động thƣờng xuyên…khi đánh giá cho vay đối với DNVVN nên đặt nặng vào tính hiệu quả khả thi của phƣơng án sản xuất kinh doanh hơn là giá trị TSBĐ.

* Đánh giá các giải pháp:

Các giải pháp đƣợc đƣa ra còn mang tính chung chung, chƣa đƣa ra những giải pháp sát sao nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN. Các giải pháp đƣợc đƣa ra đƣợc Chi nhánh xem xét trên từng khoản vay mà chƣa xem xét trên khía cạnh danh mục khoản vay. Bởi: Quy mô các khoản vay của DNVVN thƣờng nhỏ, do đó, rủi ro và chất lƣợng của một khoản vay

không ảnh hƣởng đáng kể đến toàn bộ chi nhánh. Tuy nhiên, số lƣợng các khoản vay của DNVVN lại rất nhiều, do đó, DNVVN ảnh hƣởng đến tình hình tín dụng của Chi nhánh thông qua số lƣợng là chủ yếu. Ngoài ra, việc củng cố về chiều sâu trong cho vay DNVVN theo định hƣớng của Chi nhánh là khó có thể thực hiện đƣợc, bởi vì giới hạn về nguồn lực, để củng cố chiều sâu, bắt buộc phải tập trung nguồn lực cho từng khâu nhỏ nhất trong quá trình cho vay đối với từng khoản vay cụ thể. Thế nhƣng, số lƣợng khoản vay rất lớn, số lƣợng cán bộ hạn chế. Do đó, việc đi sâu củng cố chất lƣợng phù hợp hơn với việc cho vay các dự án lớn.

Mặc dù chủ trƣơng đƣa ra là nâng cao vai trò phòng KTKSNB, tuy nhiên những sai sót phát hiện qua công tác tự kiểm tra ở Chi nhánh còn rất khiêm tốn, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ vẫn chƣa đƣa ra đƣợc cảnh báo nào cho các Chi nhánh trực thuộc tỉnh, trong khi đó theo thống kê của Ban Kiểm tra Kiểm soát nội bộ (trực thuộc Trụ sở chính) thì số dạng sai và số lỗi sai tại Chi nhánh Quảng Nam trong 3 năm từ 2013-2015 qua các đợt kiểm tra của Agribank Việt Nam và Văn phòng đại diện miền Trung ngày một tăng, các dạng sai ngày càng đa dạng và chủ yếu rơi vào cho vay DNVVN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 44 - 47)