Quy trình lƣợng hoá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Quy trình lƣợng hoá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

a. Khảo sát định tính nhằm xác định các nhân tố tác động đến năng l c cạnh tranh của doanh nghiệp

việc lƣợng hóa NLCT, trƣớc tiên cần xác định tính cần thiết và quan trọng của bƣớc khảo sát định tính nhằm xác định các nhân tố tác động đến NLCT của DN. Việc chuẩn hóa phù hợp các nhân tố tác động đến NLCT ngay trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu sẽ rút ngắn thời gian hoàn thành trong giai đoạn sau, tiết kiệm đƣợc thời gian chỉnh sửa hoặc hiệu chỉnh về sau. Để hình thành đƣợc các nhân tố tác động đến NLCT của DN cần căn cứ cơ sở lý thuyết và bằng kinh nghiệm của các đối tƣợng khảo sát có liên quan, thực hiện phỏng vấn một số đối tƣợng mang tính đại diện. Kinh nghiệm hoạt động là một trong những thƣớc đo quan trọng giúp đối tƣợng khảo sát cung cấp, hỗ trợ việc hình thành các nhân tố tác động đến NLCT của DN trên cơ sở tích lũy kiến thức thực tế tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Những kinh nghiệm này có thể chỉ đƣợc đ c kết trên cơ sở thực tế, sau quá trình thời gian phục vụ khách hàng, tổ chức, các đối tƣợng khảo sát sẽ hình thành mức độ am hiểu sâu sắc về NLCT của DN. Việc phỏng vấn cũng là phƣơng thức hiệu quả giúp Tác giả nắm bắt đƣợc mong muốn, nhu cầu, mức độ quan tâm, phản ánh, phàn nàn của đối tƣợng khảo sát cung cấp thông tin, trên cơ sở đó, các đối tƣợng khảo sát gồm các nhà quản trị các cấp của các DN, các nhà quản lý, các khách hàng,v.v… sẽ có cách thức tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao NLCT của DN. Đây là một trong những động thái hữu ích giúp DN cải thiện trình độ quản lý, năng lực tài chính, marketing, tạo lập quan hệ, tổ chức dịch vụ, khoa học công nghệ, trình độ ngƣời lao động, nghiên cứu và phát triển.

b. ến àn k ảo sát địn ượng năng c cạn tr n

Sau khi xác định đƣợc các nhân tố tác động đến NLCT của DN, tiếp theo thực hiện bƣớc khảo sát định lƣợng NLCT thực tế trên cơ sở áp dụng các yếu tố cấu thành nêu trên [38].

cơ sở lý thuyết và các nhân tố tác động có đƣợc từ nghiên cứu định tính, hình thành mô hình nghiên cứu đề nghị, trong đó nêu đƣợc các nhân tố tác động là những nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc là NLCT của DN.

Bước 2: Các giả thuyết về mối quan hệ các nhân tố trong mô hình,

thông thƣờng mô hình đƣợc đề nghị thể hiện rõ mối quan hệ tỷ lệ thuận hay tỷ lệ nghịch giữa các nhân tố với nhau, nhất là quan hệ giữa các nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc. Với đặc điểm của NLCT, nhân tố phụ thuộc có tính tỷ lệ thuận với các nhân tố độc lập nhƣ: Năng lực tổ chức quản lý DN, năng lực Marketing, năng lực Tài chính, năng lực tạo lập các mối quan hệ, trình độ của ngƣời lao động,v.v… điển hình, có nghĩa là năng lực tổ chức quản lý DN tốt thì NLCT của DN sẽ tốt, ngƣợc lại năng lực tổ chức quản lý DN không tốt thì NLCT của DN sẽ không tốt; năng lực tài chính yếu thì NLCT yếu,v.v…

Bước 3: Xây dựng thang đo, bằng cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính cần phải hình thành thang đo nghiên cứu NLCT của DN, trong đó bao hàm cả thang đo của các nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc. Thang đo là bƣớc nền tảng để hình thành bảng hỏi phục vụ việc điều tra dữ liệu theo mục đích nghiên cứu đƣợc định sẵn.

Bước 4: Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang đo các nhân tố tác động đến NLCT của DN, đồng thời phân nhóm các thông tin chi tiết về đối tƣợng khảo sát và bổ sung các câu hỏi phục vụ việc so sánh đánh giá của đối tƣợng khảo sát trên từng tiêu chí... trong quá trình hình thành bảng câu hỏi cần tuân thủ các nguyên tắc dành riêng cho việc thiết kế bảng câu hỏi, chú ý việc sử dụng từ ngữ đơn giản, chính xác, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần hỏi. Việc phân nhóm các thông tin chi tiết của đối tƣợng khảo sát cần căn cứ vào tính chất và nội dung thảo luận nhằm đảm bảo tính phù hợp, tránh dƣ thừa và sai lệch thông tin.

chọn và sử dụng thang đo, thông thƣờng thang đo likert 5 điểm với thứ tự đồng ý, tích cực hoặc tiêu cực từ thấp đến cao, hƣớng đến việc đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy của các thang đo, tránh tình trạng phức tạp hóa các thang đo dẫn đến tình trạng khó hiểu đối với đối tƣợng phỏng vấn hoặc gây khó khăn cho quá trình nhập và mã hóa dữ liệu sau này.

Bước 5: Phỏng vấn thử để đảm bảo tính dễ hiểu và chính xác. Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn đại diện một số đối tƣợng khảo sát để kiểm tra tính dễ hiểu và khả năng tiếp nhận của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Tiến hành hiệu chỉnh, hoặc bổ sung và hoàn thiện bảng câu hỏi nhằm chuẩn bị cho việc phỏng vấn chính thức khách hàng.

Bước 6: Chọn mẫu phù hợp với tổng thể nhằm đảm bảo tính đại diện. Để kết quả phân tích NLCT của DN đƣợc đảm bảo thì việc lựa chọn mẫu điều tra đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ phụ thuộc vào kích thƣớc mẫu mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật chọn mẫu. Theo đó, mẫu lựa chọn phải thực thi đƣợc tính đại diện, hội đủ các đối tƣợng khác nhau và mức độ quan trọng của mỗi nhóm khảo sát. Do đó, kinh nghiệm và khả năng thực tiễn của đối tƣợng khảo sát và ngƣời phỏng vấn có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành bảng thông tin các nhân tố tác động đến NLCT của DN, việc chọn mẫu thu thập thông tin càng nhiều càng tốt, song phải đảm bảo tính nguyên tắc cân đối chi phí và nhu cầu triển khai.

Bước 7: Triển khai thu thập thông tin và phân tích số liệu

Sau khi lựa chọn mẫu điều tra phù hợp với nhu cầu, tiến hành điều tra để thu thập thông tin phục vụ yêu cầu phân tích dữ liệu thu thập đƣợc. Công tác thu thập thông tin là một trong những cung đoạn tốn kém thời gian và công sức, cần phải huy động lực lƣợng điều tra có tâm huyết, đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng điều tra viên. Có thể nhận định thái độ, năng lực của điều tra viên ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng nguồn thông tin thu thập đƣợc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 35)