Mô hình chấp nhận thƣơng mại điện tử (e-Commerce Adoption

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến của người việt nam nghiên cứu tại địa bàn đà nẵng (Trang 32 - 33)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Mô hình chấp nhận thƣơng mại điện tử (e-Commerce Adoption

Adoption Model- e-CAM)

Mô hình chấp nhận thƣơng mại điện tử đƣợc phát triển dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và thuyết chấp nhận rủi ro của ngƣời tiêu dùng bởi Dongwon Lee, Jinsoo Part và Joongho Ahn.

Thuyết chấp nhận rủi ro:

- Chấp nhận rủi ro với sản phẩm/ dịch vụ

Jacoby và Kaplan (Jacoby và cộng sự 1972) phân loại rủi ro của ngƣời tiêu dùng thành 5 loại rủi ro là rủi ro hữu hình, rủi ro tâm lý, rủi ro xã hội, rủi ro tài chính và rủi ro chức năng. Một mức độ nhỏ rủi ro cảm nhận về hàng hóa có thể dẫn đến cảm nhận trong khi tiêu dùng (Chaudhuri 1998). Rủi ro cảm nhận là những dự đoán chủ quan về sự mất mát và rủi ro tài chính và rủi ro chức năng trong tƣơng lai (Sweeney và cộng sự 1999). Khi chúng ta không thể nhìn và chạm trực tiếp vào hàng hóa/dịch vụ trên thị trƣờng điện tử, sản phẩm/dịch vụ đƣợc giao đến ngƣời tiêu dùng có thể không nhƣ mong đợi. Thêm vào đó, ngƣời tiêu dùng có thể tốn thêm chi phí nhƣ phí vận chuyển khi hoàn trả hay đổi hàng hóa/dịch vụ. Rủi ro cảm nhận về hàng hóa/dịch vụ (PRP) là toàn bộ những cảm nhận không chắc chắn hay những mối lo lắng của ngƣời tiêu dùng về một hàng hóa/dịch vụ cụ thể khi ngƣời tiêu dùng mua sắm online. PRP gồm 5 loại là rủi ro chức năng, rủi ro tài chính, rủi ro mất cơ hội, rủi ro về thời gian và rủi ro chung với hàng hóa/dịch vụ.

-Chấp nhận rủi ro trong giao dịch trực tuyến (PRT)

Rủi ro trong giao dịch trực tuyến là những rủi ro giao dịch có thể có mà ngƣời tiêu dùng có thể gặp phải khi sử dụng phƣơng tiện điện tử thực hiện việc mua sắm. PRT đƣợc chia thành 4 loại là tính riêng tƣ, tính an toàn, sự thoái thác và rủi ro chung về giao dịch trực tuyến.

Hình 1.5. Mô hình chấp nhận thƣơng mại điện tử [11]

1.3. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH KINH DOANH KHÁCH SẠN NƢỚC TA

Tại Việt Nam trƣớc năm 2010, đa phần khách du lịch chỉ biết đến Agoda là kênh đặt phòng trực tuyến (OTA) duy nhất, cung cấp phòng khách sạn cả trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài. Đến năm 2011, sự xuất hiện của một số tên tuổi lớn của quốc tế nhƣ Booking.com và những trang web của doanh nghiệp nội địa nhƣ Mytour, Chudu, Yesgo, iViVu…, cạnh tranh ở hạng mục đặt phòng trực tuyến ở Việt Nam thực sự trở nên gay gắt.[19]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến của người việt nam nghiên cứu tại địa bàn đà nẵng (Trang 32 - 33)