8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa vào các nghiên cứu trƣớc về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến, tác giả đã đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến gồm nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro về hàng hóa/dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến với 22 biến quan sát.
Sau khi tiến hành nghiên cứu định lƣợng với mẫu là 200 và thực hiện xử lý phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 với các phân tích nhƣ phân tích hệ số tin cậy, phân tích nhân tố khám phá thì đã loại bỏ hai biến quan sát và ta có 4 nhân tố là nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro về hàng hóa/dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến với 20 biến quan sát.
Tiếp tục phân tích hồi quy và ANOVA, kết quả nhƣ sau:
- Mô hình phù hợp và giải thích đƣợc 67.7% sự biến động trong ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến.
- Đồng thời các giả thuyết đều đƣợc chấp nhận. Trong đó, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng có tác động thuận chiều với ý định đặt phòng, nhận thức rủi ro về hàng hóa/dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến có tác động ngƣợc chiều với ý định đặt phòng.
- Không có sự khác biệt các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến giữa những ngƣời có giới tính và độ tuổi khác nhau.
- Có sự khác biệt các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến giữa những ngƣời có thu nhập và trình độ học vấn khác nhau.
-Tỷ lệ khách hàng nữ đặt phòng khách sạn trực tuyến nhiều hơn khách hàng nam.
-Khách hàng sử dụng dịch vụ đặt phòng trực tuyến chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi.
-Khách hàng sử dụng dịch vụ đặt phòng trực tuyến có trình độ học vấn đại học và nhóm có thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất.