Thực trạng nâng cao trình độ kỹ năng của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH xây dựng hòa vang (Trang 55 - 58)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng nâng cao trình độ kỹ năng của nguồn nhân lực

Nâng cao năng lực của đội ngũ nguồn nhân lực, ngoài việc tăng cƣờng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì một yếu tố có vai trò quan trọng nữa đó là cải thiện các kỹ năng cho cán bộ nhân viên.

Trong những năm qua, nguồn nhân lực Công ty TNHH Xây Dựng Hoà Vang không những gia tăng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn gia tăng về các kỹ năng cần thiết.

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng nâng cao trình độ kỹ năng của ngƣời lao động trong công ty, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra ngƣời lao động công tác tại công ty. Các thành tố của kỹ năng đƣợc chi tiết hóa trong bảng câu hỏi thành 9 tiêu chí và đƣợc đo lƣờng ở 5 mức từ rất yếu đến rất tốt. Ngƣời lao động trong công ty đƣợc đề nghị ghi rõ khả năng đáp ứng ở từng mức.

Kết quả tổng hợp khảo sát nhân viên công ty về kỹ năng trong công việc đối với mỗi cá nhân đƣợc thể hiện:

- Nhóm lao động gián tiếp

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát nhân viên khối gián tiếp về các kỹ năng cần thiết

Tiêu chí đánh giá Mức độ đáp ứng Tổng Rất yếu Yếu thƣờngBình Tốt Rất tốt Giao tiếp 0,00 15,20 39,10 35,40 10,30 100 Lập kế hoạch công tác 0,00 5,30 47,20 39,00 8,50 100 Tổ chức thực hiện công việc 2,00 6,00 32,00 42,00 18,00 100 Giải quyết vấn đề - Tính linh

hoạt 2,30 7,70 36,50 38,50 15,00 100 Sáng tạo 0,00 9,30 42,60 27,80 20,30 100 Làm việc nhóm 1,70 19,40 38,90 30,00 10,00 100 Đàm phán 2,40 18,10 45,00 27,70 6,80 100 Công nghệ - chuyên ngành kỹ thuật 0,50 9,05 40,00 30,00 20,00 100 Sử dụng tiếng anh 0,00 17,00 53,10 20,90 9,00 100

Kết quả khảo sát cho thấy trong các tiêu chí đánh giá về mức độ đáp ứng kỹ năng của nhân viên trong công ty thì tiêu chí Tổ chức thực hiện công việc, Giải quyết vấn đề - Tính linh hoạt và kỹ năng về công nghê – chuyên ngành kỹ thuật là những tiêu chí mà ngƣời lao động đáp ứng tốt nhất. Trong đó kỹ năng về tổ chức thực hiện công việc và Giải quyết vấn đề - Tính linh hoạt là cao hơn cả. Đối với công việc của ngành Xây dựng thì những kỹ năng trên giúp cho ngƣời lao dông làm tốt công việc cũng nhƣ tạo ra đƣợc cạnh tranh cho công ty mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên với các kỹ năng còn lại ngƣời lao động đánh giá chƣa thực sự tốt nhƣ kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng Tiếng Anh. Đặc biệt với kỹ năng Tiếng Anh chỉ có 15 ngƣời trong 46 ngƣời chiếm tỷ lệ 29,9% là biết nói Tiếng Anh tốt và rất tốt. Trong thời buổi nền kinh tế hội nhập nếu không biết Tiếng Anh sẽ là thiệt thòi rất lớn. Công ty sẽ khó cạnh tranh với đối thủ. Công ty THHH Xây Dựng Hoà vang có rất nhiều dự án, công trình làm cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣng hầu hết trình độ ngoại ngữ còn rất yếu, họ buộc phải thuê ngƣời phiên dịch để giao dịch. Việc này không những gây tốn kém kinh phí cho Công ty mà đôi lúc các thông tin của Công ty bị truyền đạt không chính xác. Vì thế, điều tất yếu là mỗi cán bộ phải tự trau dồi và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của mình để thuận tiện trong việc giao dịch cũng nhƣ hieu đƣợc các văn bản nƣớc ngoài đe phục vụ công việc mình tốt hơn. Và Công ty cần phải có những khoá đào tạo nâng cao kỹ năng còn yếu và chƣa tốt cho nhân viên.

- Nhóm lao động trực tiếp

Đối với nhóm lao động trực tiếp là đội ngũ công nhân kỹ thuật trong Công ty họ đã vận dụng đƣợc những trình độ chuyên môn sẵn có và bằng những kỹ thuật tinh xảo, khả năng làm việc tốt để thực thi vào quá trình làm việc của mình.

Trình độ lành nghề của một ngƣời lao động thể hiện ở sự hiểu biết lý thuyết kỹ thuật sản xuất, kỹ năng thực hành để hoàn thành những công việc có mức độ phức tạp nhất định thuộc một nghề, một chuyên môn nào đó. So với lao động giản đơn, lao động lành nghề đòi hỏi có chất lƣợng lao động cao hơn, thực hiện các công việc có mức độ chính xác, tinh vi, khéo léo hơn và do đó, tạo ra một giá trị lớn hơn trong cùng một đơn vị thời gian làm việc. Kỹ năng lành nghề của công nhân, nhân viên kỹ thuật thể hiện ở tiêu chuấn, cấp bậc kỹ thuật.

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát nhân viên nhóm trực tiếp về các kỹ năng cần thiết

Tiêu chí đánh giá Mức độ đáp ứng Tổng Rất yếu Yếu Bình thƣờng Tốt Rất tốt Làm việc nhóm 11,0 16,0 40,0 20,0 13,0 100

Linh hoạt trong công việc 13,0 22,0 35,0 25,0 5,0 100

Sử dụng máy móc 0,0 7,0 20,0 50,0 23,0 100

Theo kết quả khảo sát cho thấy kỹ năng sử dụng máy móc của lao động trực tiếp là rất tốt có đến 347 ngƣời trong số 475 lao động trực tiếp chiếm 73% là sử sụng thành thạo máy móc tốt và rất tốt. Điều này cho thấy công nhân chịu khó tìm tòi hoc hỏi công nghệ mới để áp dụng thành thạo các loại máy móc. Tuy nhiên theo khảo sát lực lƣợng này lại chƣa làm tốt kỹ năng làm việc nhóm và Tính linh hoạt trong công việc. Chỉ có 142 ngƣời trong 475 lao động trực tiếp làm tốt và rất tốt kỹ năng linh hoạt trong công viêc.

Theo đánh giá của công ty về mức độ đáp ứng các kỹ năng cần thiết thì đội ngũ nguồn nhân lực của công ty chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu của công việc, chủ yếu nằm trong phạm vi trung bình khá, đặc biệt còn yếu kém trong một số kỹ năng. Nhận thức đƣợc điều đó, trong những năm qua công ty đã bƣớc đầu có kế hoạch phát triển kỹ năng cho ngƣời lao động thể hiện một số lĩnh vực:

- Rà soát lại toàn bộ cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ, nhân viên ở các bộ phận. Tiến hành sắp xếp, bố trí thuyên chuyển, điều chỉnh một số cán bộ, nhân viên làm đúng vị trí ngành nghề đƣợc đào tạo, hạn chế tình trạng học một ngành làm một nẻo, hoặc chƣa đƣợc đào tạo cơ bản nhƣng lại phụ trách các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật phức tạp.

- Hàng năm, công ty đều tổ chức thi tay nghề, các cuộc thi tìm kiếm tài năng nghệ thuật trong công việc cho toàn công ty để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH xây dựng hòa vang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)