Nâng cao phẩm chất cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đô thị và môi trường đắk lắk (Trang 25 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH

1.2.3. Nâng cao phẩm chất cho ngƣời lao động

Phẩm chất của ngƣời lao động là thái độ, nhận thức và hành động của ngƣời lao động đối với công việc. Nâng cao phẩm chất cho ngƣời lao động là một việc không thể thiếu trong phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực. Vì phẩm chất của ngƣời lao động là nền tảng của mọi hành vi.

Nâng cao phẩm chất của ngƣời lao động trong doanh nghiệp thực chất là nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân, từ đó hình thành tác phong công

nghiệp, tinh thần hợp tác, năng động, sáng tạo và thích ứng cao trong công việc.

Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp xây dựng cho mình hệ thống các tiêu chí đánh giá về phẩm chất của ngƣời lao động. Các tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ:

- Tiêu chí đánh giá về ý thức, thái độ nghề nghiệp; - Tiêu chí đánh giá về tác phong lao động.

Đối với mỗi tiêu chí trên, mỗi tổ chức, doanh nghiệp lại xây dựng các yêu cầu cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù của tổ chức, doanh nghiệp mình từ đó đƣa ra những tiêu chuẩn xếp loại để đánh giá ngƣời lao động.

1.3. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.3.1. Quy hoạch nguồn nhân lực

Quy hoạch NNL là để xác định nhu cầu NNL chất lƣợng cao trong thời gian tới, để cơ quan, đơn vị dựa vào đó đƣa ra chính sách, phƣơng án đào tạo, đào tạo lại phù hợp với chiến lƣợc phát triển của ngành, của từng cấp và từng đơn vị.

Để có nguồn lao động chất lƣợng cao, trƣớc hết cần phải xây dựng quy hoạch để chủ động cung cấp NNL cho yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

Để cơng tác quy hoạch có chất lƣợng, hiệu quả thì việc thực hiện phải khách quan, công khai, dân chủ và nghiêm túc trên cơ sở nhu cầu chất lƣợng NNL cho nhiệm vụ của đơn vị.

Công tác quy hoạch phải đƣợc thực hiện thƣờng niên. Nội dung quy hoạch dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng NNL và các dự liệu về thuận lợi, khó khăn trƣớc mắt và lâu dài.

Hiện nay, ở nƣớc ta, công tác quy hoạch đang chú trọng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, chƣa quan tâm nhiều đến quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng

nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ chun mơn nghiệp vụ, chƣa quan tâm quy hoạch cán bộ khoa học, chuyên gia giỏi, cán bộ quản lý điều hành.

1.3.2. Tuyển dụng và sử dụng lao động

Tuyển dụng nhân lực đƣợc nhân sự tốt là bƣớc khởi đầu và là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Đồng thời, tuyển chọn tốt là điều kiện thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản trị nhân lực khác nhƣ đào tạo, phân tích cơng việc... và cũng là một điều kiện để phát triển văn hóa của tổ chức ngày càng lành mạnh.

Tuyển dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức vì khi hoạt động tuyển dụng tốt thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm, giúp tổ chức tồn tại và phát triển tốt. Ngƣợc lại, có thể dẫn đến suy yếu tổ chức, làm cho hoạt động tổ chức kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tuyển dụng nhân lực, do đó thách thức đối với mỗi tổ chức là tuyển đƣợc đúng ngƣời, phù hợp với tổ chức. Bất kỳ một tổ chức nào khi hoạt động đều có một mục đích của riêng mình. Để theo đuổi mục đích thì tổ chức, doanh nghiệp cần có những kế hoạch và chiến lƣợc cụ thể trong quá trình tuyển dụng nhân sự của mình có trình độ thích hợp để thực hiện những kế hoạch, chiến lƣợc đã đề ra.

Đây là khâu có tính quyết định đến chất lƣợng NNL. Mục đích của tuyển dụng là tuyển đƣợc lao động phù hợp với u cầu trình độ cơng việc, nghĩa là lao động mới có kiến thức, kỹ năng, năng lực và động cơ phù hợp với các địi hỏi của cơng việc và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đây là quá trình nhằm thu hút và tìm kiếm ngƣời lao động từ nhiều nguồn khác cho vị trí cơng việc cịn trống nhằm lựa chọn ra ngƣời tốt nhất cho vị trí cơng việc đó. Tuyển dụng nhân lực đƣợc xem là hoạt động trọng tâm cho sự thắng lợi của tổ chức vì góp phần đảm bảo nguyên tắc: đúng ngƣời đúng việc, đúng thời điểm cần.

Vai trò của tuyển dụng đối với việc nâng cao chất lƣợng NNL là rất lớn. Nếu tổ chức tuyển dụng đƣợc những lao động tốt thì NNL trong tổ chức, đơn vị sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất của toàn đơn vị, giảm thiểu đƣợc những chi phí tuyển dụng, làm tăng năng suất,... Cịn nếu việc tuyển dụng khơng tốt, khơng thành cơng thì sẽ đem lại hậu quả nặng nề: chất lƣợng nhân lực kém, phải tuyển dụng lại, đào tạo lại, điều này sẽ gây lãng phí cả tiền bạc và thời gian. Đối với các tổ chức nhỏ, doanh nghiệp có thể gây tình trạng phá sản. Bên cạnh đó, cơng tác tuyển dụng không tốt sẽ làm công việc không đúng theo kế hoạch, sai hỏng, làm ảnh hƣởng đến ngƣời lao động khác trong đơn vị, tổ chức và ảnh hƣởng xấu đến năng suất lao động chung.

Cùng với công tác tuyển dụng, việc sử dụng ngƣời phù hợp với công việc là rất quan trọng, tạo điều kiện cho họ phát huy trình độ, tay nghề, kỹ năng và năng lực sẵn có, tạo điều kiện cho họ tiếp tục nâng cao trình độ.

1.3.3. Đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động của tổ chức, thì cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng NNL hết sức quan trọng. Đào tạo đƣợc hiểu là các hoạt động giảng dạy nhằm giúp cho ngƣời lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì nhu cầu đào tạo không thể thiếu đƣợc bởi vì khơng phải lúc nào các doanh nghiệp cũng tuyển chọn đƣợc những ngƣời mới có đủ trình độ, kỹ năng phù hợp với những cơng việc đặt ra.

Đào tạo đƣợc xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lƣợc của tổ chức về chất lƣợng NNL. Chất lƣợng NNL trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó giúp các doanh nghiệp, tổ chức giải quyết đƣợc các vấn đề về chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chun mơn kế cận, giúp cho tổ chức thích ứng kịp với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo NNL tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức: cải tiến về

năng suất, chất lƣợng hiệu quả công việc, tạo thái độ hợp tác trong lao động, đạt đƣợc u cầu trong cơng tác kế hoạch hóa NNL, sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những ngƣời chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế. Không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà công tác đào tạo NNL còn giúp cho ngƣời lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về cơng nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo mà ngƣời lao động tránh đƣợc sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội và nó cịn góp phần làm thỏa mãn nhu cầu phát triển cho ngƣời lao động.

Đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho ngƣời lao động sẽ đảm bảo cho NNL của tổ chức có thể thích ứng và theo sát kịp thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho cơ quan, tổ chức có lực lƣợng lao động giỏi về chất lƣợng, có đủ trình độ hồn thành tốt nhiệm vụ. Đào tạo, đào tạo lại cịn là giải pháp để nâng cao trình độ văn hóa nghề, khả năng giao tiếp, nâng cao phẩm chất của ngƣời lao động.

1.3.4. Tạo động lực cho ngƣời lao động

Ngồi cơng tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng,... thì chính sách đãi ngộ có tác động rất quan trọng nhằm khuyến khích, tạo động lực cho ngƣời lao động nâng cao trình độ về mọi mặt để làm việc có hiệu quả cao.

Trong chính sách đãi ngộ, thì chế độ tiền lƣơng đóng vai trị quan trọng. Tiền lƣơng khơng những phải đủ để tái sản xuất sức lao động, nuôi con, giao tiếp, trang trải cho các sinh hoạt gia đình mà cịn tạo điều kiện để ngƣời lao động học tập nâng cao trình độ, nâng cao khả năng, năng lực công tác - nhất là đối với các đơn vị ln địi hỏi ngƣời lao động nâng cao trình độ, năng lực làm việc để phù hợp với yêu cầu đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật thì chế độ tiền lƣơng cao là rất quan trọng.

Cùng với chính sách, chế độ tiền lƣơng thì các chế độ đãi ngộ khác cũng đóng vai trị quan trọng. Thực hiện tốt các chế độ phụ cấp lƣơng, thƣởng, phúc lợi và các loại phụ cấp khác sẽ có tác dụng tích cực, tạo điều kiện cho NNL nâng cao thể lực, nâng cao chất lƣợng NNL về thể chất.

Chế độ đãi ngộ tạo động lực cho NNL có 2 loại: vật chất và phi vật chất. Chế độ đãi ngộ tạo động lực bằng vật chất gồm có: tiền thƣởng, các loại phụ cấp và vật chất khác thì việc tạo cơ hội thăng tiến cũng là hoạt động khuyến khích NNL tích cực học tập nâng cao năng lực, trình độ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đô thị và môi trường đắk lắk (Trang 25 - 30)