Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

9. Kết cấu luận văn

1.2.3. Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo

công bằng, bền vững hơn với việc tiếp cận và triển khai các giải pháp giảm nghèo theo hƣớng đa chiều. Để chƣơng trình đạt mục tiêu đề ra đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp có năng lực, nhiệt huyết, tận tâm với công việc đƣợc coi là yếu tố đặc biệt quan trọng.

QLNN về công tác giảm nghèo bền vững cơ quan nhà nƣớc, đƣợc chia thành bốn cấp, thống nhất quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cụ thể:

- Cấp Trung ƣơng: Chính phủ thống nhất quản lý chung, Bộ Lao động - Thƣơng bình và Xã hội là cơ quan chủ trì thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững quốc gia, đồng thời phối hợp với các bộ ngành liên quan trong việc tổ chức, điều hành và thực hiện QLNN đối với hoạt động giảm nghèo bền vững

- UBND cấp tỉnh: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững tại địa phƣơng; lập kế hoạch và lồng ghép các hoạt động giảm nghèo, phê duyệt các kế hoạch, dự án giảm nghèo thuộc thẩm quyền; huy động và quản lý kinh phí, điều phối và chỉ đạo thực hiện các hoạt động giảm nghèo tại địa phƣơng với sự hỗ trợ, tham mƣu của Sở LĐTB&XH, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Dân tộc và các sở ban, ngành liên quan; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch giảm nghèo hàng năm của huyện nghèo; hàng năm tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình giảm nghèo gửi Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.

- UBND cấp huyện: UBND cấp huyện, thị xã chủ trì và phối hợp với Sở LĐTB&XH, căn cứ vào những văn bản của Chính phủ và UBND cấp trên để rà soát chính xác số hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên địa bàn quản lý; đánh giá đúng thực trạng đói nghèo của địa phƣơng, phân tích rõ nguyên nhân nghèo đói của từng xã, thôn, từng hộ gia đình để có giải pháp hỗ trợ hiệu quả;

căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nƣớc để xây dựng đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng bản đồ thông tin nghèo của địa phƣơng để phân tích diễn biến nghèo, xác định những xã có tỷ lệ nghèo cao, những địa bàn trọng điểm nhằm tập trung nguồn lực đầu tƣ có hiệu quả; cùng với nguồn vốn của Trung ƣơng, ngân sách tỉnh, các huyện, thị xã cần tổ chức huy động các nguồn lực, vận động sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức thực hiện tốt hoạt động giảm nghèo bền vững.

- UBND cấp xã: UBND xã là đầu mối thực hiện các kế hoạch, dự án giảm nghèo; huy động sự tham gia của ngƣời dân ở cấp cơ sở vào việc thực hiện giảm nghèo; hàng năm, tiến hành rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã, báo cáo cấp trên về thực trạng nghèo đói tại địa bàn.

1.2.4. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xữ lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)