Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 78 - 81)

9. Kết cấu luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QLNN VỀGIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dịch bệnh gia súc, gia cầm, tai nạn, ốm đau, thƣờng xuyên gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai, bão lụt, rủi ro ngoài ý muốn đã làm ảnh hƣởng lớn đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân nơi đây, đặc biệt là ngƣời nghèo.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở một số cấp ủy đảng, chính quyền chƣa kịp thời, đồng bộ, chƣa có kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể. Ban chỉ đạo chƣơng trình ở một số xã, thị trấn hoạt động cịn kém hiệu quả, có nơi xây dựng chƣơng trình chƣa cụ thể với tình hình địa phƣơng. Công tác thông tin, tuyên truyền chƣa đa dạng, phong phú.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền và các đồn thể chính trị về cơng tác xóa đói giảm nghèo cịn hạn chế, dẫn đến lãnh đạo, chỉ đạo thiếu tập trung và đồng bộ, một số nơi triển khai cịn mang tính hình thức.

- Cơng tác đánh giá, rà sốt hộ nghèo cịn thiếu chính xác. Xác định thực trạng và nguyên nhân đói nghèo chƣa rõ nét nên chƣa đƣa ra đƣợc những biện pháp sát thực để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Hiện tƣợng hộ nghèo càng điều tra càng có xu hƣớng tăng do nhiều gia đình muốn gia nhập hộ nghèo hay khơng chịu nhận thốt nghèo để đƣợc hỗ trợ, trợ cấp.

- Tại nhiều xã phƣờng, cán bộ hoạt động giảm nghèo chủ yếu là kiêm nhiệm, do đó trình độ, kinh nghiệm, kiến thức QLNN về giảm nghèo còn hạn chế, ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng thực hiện công tác giảm nghèo. Nguồn lực đầu tƣ cho công tác giảm nghèo hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu.

- Có nhiều chủ trƣơng, chính sách về giảm nghèo nhƣng giao cho nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng thực hiện nên còn dàn trải, thiếu sự tập trung, thống nhất, mặt khác việc triển khai thực hiện còn chậm, thiếu chủ động, sáng tạo

hoặc cịn trơng chờ, ỷ lại cấp trên.

- Chƣa có chế độ phụ cấp, lƣơng thƣởng phù hợp cho cán bộ hoạt động giảm nghèo, tạo sự động viên, khích lệ tinh thần, trách nhiệm cho cán bộ làm công tác giảm nghèo.

- Hoạt động xây dựng các chính sách giảm nghèo chƣa chú trọng đến ý kiến của ngƣời dân, đặc biệt là hộ nghèo nên khi triển khai thực hiện các chính sách chƣa hiệu quả và chƣa sát với thực tế. .

- Hiệu quả các chƣơng trình, đề án trên địa bàn chƣa cao, chƣa thu hút khai thác hiệu quả nguồn lao động tại chỗ, chƣa làm thức dậy tiềm năng trên địa bàn, chƣa có bƣớc đột phá tạo động lực ganh đua trong cộng đồng dân cƣ, chƣa vận dụng lồng ghép có hiệu quả thực sự đƣợc nhiều các nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp cho phát triển, xóa đói giảm nghèo. Một số dự án đầu tƣ chƣa đồng bộ và chƣa phù hợp nhƣ: Dự án bố trí sắp xếp dân cƣ theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg, bố trí vốn nhỏ dọt, kéo dài dẫn đến gây khó khăn trong ổn định tƣ tƣởng, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Ý thức tự lực vƣơn lên trong cuộc sống của một bộ phận hộ nghèo chƣa cao, vẫn cịn tâm lý trơng chờ ỷ lại, khơng muốn thốt nghèo trong một bộ phận hộ nghèo; đa số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội nên ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.. Nhiều chƣơng trình dự án cho vay giải quyết việc làm, cho vay đầu tƣ sản xuất không đƣợc nhân dân sở tại ủng hộ vì tƣ tƣởng muốn đƣợc cho không, muốn đƣợc bao cấp đã khiến ngƣời dân không mặn mà với việc vay vốn cũng nhƣ chịu khó động não tính tốn đầu tƣ cho sản xuất, mạnh dạn vay vốn để phát triển để hƣởng thành quả cho chính gia đình mình trong việc giảm nghèo nhanh và bền vững.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong những năm qua công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo huyện Núi Thành đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo diễn ra có hiệu quả và thuận lợi. Tuy nhiên, quá trình quản lý vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế chủ yếu do cơng tác triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo chƣa sát với thực tế địa phƣơng. Bên cạnh đó cơng tác điều tra, rà sốt hộ nghèo vẫn còn nhiều bất cập, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đã tạo ra một số khó nhăn nhất định cho một bộ phận cán bộ và nhân dân do chƣa nắm bắt kịp thời phƣơng pháp điều tra theo chuẩn nghèo đa chiều nhƣ hiện nay, Cán bộ theo dõi các Chƣơng trình giảm nghèo ở cấp xã phần lớn là cán bộ LĐ-TB và XH, kiêm nhiệm quá nhiều việc, thƣờng thay đổi, thiếu kinh nghiệm trong công tác, ảnh hƣởng đến việc theo dõi và tham mƣu thực hiện các nội dung của Chƣơng trình,... Nhƣ vậy, để cơng tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian đến, cần có những giải pháp, chính sách cần thiết, phù hợp.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QLNN VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH

QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)