Kết quả kinh doanh và tiêu thụ của Chi nhánh Việt Tiệp miền

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm khóa của công ty cổ phần khóa việt tiệp tại khu vực miền trung (Trang 51 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Kết quả kinh doanh và tiêu thụ của Chi nhánh Việt Tiệp miền

Trung trong thời gian qua

a. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh miền Trung

Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013

(đvt: tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng %

2011 2012 2013 12/11 13/12

1 Doanh thu thuần 82,91 81,13 85,79 -2,15 5,74 2 Giá vốn hàng bán 62,93 66,01 64,23 4,88 -2,68

3 Chi phí bán hàng 2,12 2,2 2,35 3,77 6,82

4 Chi phí quản lý 1,36 1,39 1,42 2,21 2,16

5 Lợi nhuận sau thuế 8,72 8,51 8,92 -2,41 4,82 (Nguồn: Chi nhánh Việt Tiệp miền Trung ) Số liệu từ bảng cho thấy doanh thu thuần của Chi nhánh miền Trung

năm 2012 giảm đi 2,15 % so với 2011. Nguyên nhân chính là do điều kiện khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực tiêu thụ miền Trung nói riêng đã dẫn đến sức mua các sản phẩm khóa cao cấp giảm sút so với năm trước mặc dù Chi nhánh không ngừng nỗ lực mở rộng các kênh bán hàng ở các tỉnh trọng điểm như Đà Nẵng, B nh Định, Phú Yên. Lợi nhuận thuần sau thuế 2012-2011 giảm nhẹ 2,41 % do tác động đồng thời của sự sụt giảm danh thu thuần và tăng giá vốn hàng bán, nhất là vào những tháng cuối năm 2012, giá cả các mặt hàng kinh doanh và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng liên tục nên sản phẩm Khóa Việt Tiệp có chi phí cao hơn nhưng mức giá bán của Chi nhánh miền Trung vẫn không thay đổi nhiều nhằm mục đích duy tr tính cạnh tranh, giữ thị phần ở mức ổn định.

Bước sang năm 2013, về phía Công ty đã có sự chủ động t m kiếm thêm các nhà cung ứng nguyên liệu và nhờ những điều chỉnh thích hợp về công tác bán hàng tại Chi nhánh miền Trung, mở rộng kênh phân phối hợp lý mà doanh thu của Chi nhánh đã tăng trưởng dương trở lại. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng vì mức tăng trưởng 5,74 % so với năm 2012 là cao, doanh thu năm 2013thậm chí đã vượt mức 2011 cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên Chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và khu vực miền Trung vẫn còn suy thoái kéo dài, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa đều gặp khó khăn chung. Lợi nhuận sau thuế tăng 4,82 %, những thông số trên đã góp phần củng cố niềm tin của ban lãnh đạo Công ty Việt Tiệp về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh miền Trung.

b. Cơ cấu doanh thu tiêu thụ của Chi nhánh miền Trung so với các khu vực khác

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ phân chia theo khu vực

(đvt: tỷ đồng)

Khu vực

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Miền Bắc 369,72 60,2 340,15 58,7 329,17 56,9 Miền Trung 82,91 13,5 81,13 14 85,79 14,8 Miền Nam 161,52 26,3 158,2 27,3 163,71 28,3

Tổng 614,15 100 579,48 100 584,67 100

(Nguồn: Công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp )

Có thể nhận xét rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Việt Tiệp tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, khu vực này chiếm trên 56 % tổng doanh thu của toàn công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. Chi nhánh miền Nam chiếm tỷ trọng từ 26-28% và doanh thu của Chi nhánh Miền Trung vẫn còn khá khiêm tốn chỉ khoảng từ 13-15% so với toàn Công ty Việt Tiệp. Có thể hiểu được điều này v miền Bắc là nơi khởi nguồn kinh doanh của Công ty, các nhà máy sản xuất đều đặt tại thủ đô Hà Nội và đây cũng là thị trường trọng tâm đầu tiên mà Công ty nhắm tới, các Chi nhánh miền Trung và miền Nam được xây dựng muộn hơn, cộng thêm vị trí ở xa nhà máy sản xuất nên phải chịu khoản chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn khu vực miền Bắc. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 th cơ cấu doanh thu có sự dịch chuyển nhẹ sang Chi nhánh miền Trung và miền Nam còn miền Bắc có phần giảm sút, điều đó phản ánh tiềm năng tăng trưởng thị trường ở hai khu vực này và dấu hiệu đi vào bão hòa của thị trường tiêu thụ miền Bắc.

c. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh Việt Tiệp miền Trung

Bảng 2.6 Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm khóa

(đvt: ngh n chiếc ) TT Nhóm khóa 2011 2012 2013 Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Tăng Trƣởng % Số lƣợng Tăng Trƣởng % 1 Khóa treo 949,98 46,44 990,26 4,24 1028,38 3,85 2 Khóa cầu ngang 197,20 9,64 209,78 6,38 228,91 9,12 3 Khóa tủ 190,65 9,32 199,80 4,80 222,24 11,23 4 Khóa tay nắm tròn 167,94 8,21 179,90 7,12 199,56 10,93 5 Khóa cửa 129,28 6,32 133,24 3,06 136,14 2,18 6 Khóa xe đạp xe máy 126 83 6,2 126,95 0,10 125,65 -1,03 7 Chốt, móc cửa 115,99 5,67 118,62 2,27 126,16 6,36 8 Bản lề 90,42 4,42 94,56 4,58 102,10 7,98 9 Clemon 77,32 3,78 85,30 10,32 97,31 14,07 Tổng cộng 2045,6 100 2138,4 4,5 2266,45 6

(Nguồn: Chi nhánh Việt Tiệp miền Trung )

Sản lượng tiêu thụ ở thị trường Miền Trung tăng đều từ 4,5% đến 6% qua các năm. Sản lượng năm 2013 là 2.266.450 chiếc khóa, hứa hẹn sẽ cán mốc tiêu thụ 2,5 triệu chiếc trong vòng từ hai đến ba năm tới.

Xét về cơ cấu thì hàng năm thị trường miền Trung tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm khóa treo, chiếm tỷ trọng gần 50% trong tổng sản lượng khóa bán ra. Có thể lý giải v đây là loại khoá phổ biến nhất trong các hộ gia đ nh, có thể sử dụng được cho nhiều loại cửa khác nhau như cửa chính, cửa sau, cửa phòng. Nhóm các sản phẩm khóa cầu ngang, khóa tủ, khóa tay nắm

tròn chiếm từ 8 đến 10% tổng sản lượng tiêu thụ và có tốc độ tăng trưởng cao. Lượng tiêu thụ thấp nhất là nhóm chốt, móc cửa, bản lề, clemon. Nguyên nhân là do nhu cầu về các sản phẩm này trong tiêu dùng của người dân còn thấp, về phía Chi nhánh thì do các loại khóa này chủng loại còn ít trong khi giá lại tương đối cao so với các sản phẩm của các đối thủ, tuy nhiên nhóm hàng clemon đang có đà tăng trưởng rất cao, sản lượng bán ra tăng từ 10-14% mỗi năm. Các thông số tiêu thụ trên cho thấy cơ cấu bán hàng phân theo chủng loại sản phẩm của Chi nhánh Việt Tiệp miền Trung ngày càng trở nên đồng đều, các sản phẩm có tỷ trọng thấp lại có mức tăng trưởng cao và ngược lại.

Hình 2.2 Các loại Khóa Việt Tiệp đang bán chạy ở khu vực miền Trung

(Nguồn: chi nhánh Việt Tiệp miền Trung )

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm khóa của công ty cổ phần khóa việt tiệp tại khu vực miền trung (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)