2. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn Phương Nguyên.
2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn.
+ Mối quan hệ giữa bộ phận lưu trú với bộ phận ăn uống.
Đây là hai bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh khách sạn, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bộ phận ăn uống phối hợp với lễ tân để nắm bắt được số lượng khách ăn, nghỉ tại khách sạn
để chuẩn bị về nhân lực, luôn đảm bảo mức phục vụ cao nhất.
Khi khách có nhu cầu về ăn uống hay đặt tiệc tại khách sạn thì lễ tân sẽ báo cho bộ phận ăn uống về ngày, giờ, số lượng…Sau khi nhận được thông báo của lễ tân thì bộ phận ăn uống phải tiến hành chuẩn bị đầy đủ các khâu để phục vụ khách một cách tốt nhất.
+ Mối quan hệ bộ phận lưu trú và bộ phận bảo dưỡng
Trong quá trình làm vệ sinh phòng hoặc kiểm tra các trang thiết bị trong phòng và khu vực buồng, nếu phát hiện hỏng hóc thì nhân viên buồng phải báo cho bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa để họ kịp thời kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế.Nhận được thông báo tổ sửa chữa phải tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời, sau khi đã xử lý xong tổ sửa chữa phải báo cho bộ phận buồng kiểm tra lại lần nữa rồi báo cho bộ phận lễ tân để chuẩn bị đón tiếp khách.
+ Mối quan hệ giữa bộ phận lưu trú với bộ phận dịch vụ bổ sung
Ngoài nhu cầu về ăn, ngủ, nghỉ khách còn có những nhu cầu khác: như vui chơi, giải trí, massa…Chính vì thế khi khách có nhu cầu vui chơi giải trí thì khách sẽ thông qua bộ phận lễ tân, bộ phận lễ tân sẽ báo cho bộ phận dịch vụ bổ sung để kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời có thể bán được các sản phẩm dịch vụ khác nhằm nâng cao lợi nhuận cho khách sạn.
+ Mối quan hệ giữa bộ phận quản lý nhân sự với các bộ phận khác trong khách sạn
Bộ phận quản lý nhân sự giúp các bộ phận khác tuyển dụng và bổ nhiệm nhân viên, lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhân viên cho các bộ phận.
Nói tóm lại các bộ phận dù đều được chuyên môn hóa cao nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, mối quan hệ đó ảnh hưởng đến khả năng phục vụ và tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn.Dựa vào chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kinh doanh của khách sạn ta thấy mô hình quản lý của khách sạn theo hướng trực tiếp. Trong đó giám đốc có quyền cao nhất, cùng với trưởng bộ phận thực hiện chức năng điều hành khách sạn.
Mặc dù khách sạn có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng các nhân viên trong các bộ phận phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, có hiệu quả. Ví dụ như nhân viên lễ tân phản ánh những nhu cầu và mong muốn của khách hàng tới các bộ phận, và ngược lại, các bộ phận cũng thường xuyên cập nhật với lễ tân để thông báo về tình trạng buồng, tình trạng khách… Mục tiêu chung của tất cả nhân viên đều là mang lại doanh thu cao nhất cho khách sạn.