8. Cấu trúc luận án
1.2.1. Một số khái niệm về du lịch
Một số khái niệm chính liên quan đến du lịch đƣợc tác giả sử dụng trong luận án, bao gồm:
1.2.1.1. Khái niệm du lịch, khách du lịch
- Theo Luật Du lịch (2017), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [53, tr.2].
Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) khách du lịch đƣợc xác định nhƣ sau
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
1.2.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài
nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” [53, tr.2]. Nhƣ vậy, theo
Luật Du lịch Việt Nam 2017, có 2 bộ phận cấu thành nên SPDL đó là dịch vụ du lịch và TNDL.
Các SPDL miền núi thƣờng khó khai thác, phân bố phân tán và gắn liền với văn hoá của cộng đồng dân tộc ít ngƣời. Do vậy, khi xác định SPDL miền núi, luận án đã chú tới yếu tố tính bền vững của SPDL và tác động các nhân tố tự nhiên, con ngƣời lên yếu tố cấu thành nên sản phẩm nhƣ: sự hấp dẫn của SPDL, cơ sở vật chất, giá cả của điểm đến, khả năng tiếp cận với SPDL.
1.2.1.3. Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch” [53, tr.1]. Sự khác
nhau giữa ĐKTN và TNDL: ĐKTN là các yếu tố tác động đến cuộc sống, hoạt động của con ngƣời nhƣng khi các yếu tố đó đƣợc con ngƣời khai thác cho mục đích PTDL thì trở thành TNDL. Ví dụ: yếu tố gió trong thành ph n khí hậu, nếu tốc độ gió to sẽ gây ảnh hƣởng đến hoạt động đi lại của tàu thuyền trên sông, biển hay ảnh hƣởng đến việc đánh bắt thủy hải sản nhƣng lại là lợi thế và trở thành TNDL khi con ngƣời lợi dụng tốc độ gió để tổ chức hoạt động DL thể thao mạo hiểm nhƣ
nhảy dù, thả diều, lƣớt ván hoặc một số LHDL khác.
1.2.1.4. Các hình thức của tổ chức lãnh thổ du lịch
Theo Luật Du lịch (2017), “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được
đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [53, tr.2]. Nhƣ vậy, điểm DL là nơi đang
khai thác HĐDL và có quy mô phụ thuộc vào một số tiêu chuẩn quy định về mức độ hấp dẫn của tài nguyên; CSHT - CSVC kỹ thuật; khả năng phục vụ du khách, những đóng góp tích cực cho nền kinh tế - xã hội, môi trƣờng từ HĐDL. “Khu du lịch là
khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu DL bao gồm khu DL cấp tỉnh và khu DL quốc gia” [53, tr.2]. Song song với việc xây dựng các điểm DL, khu du lịch
trên lãnh thổ cũng c n xác định các tuyến DL, “tuyến du lịch là lộ trình liên kết các
khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không” [50, tr.12]. Có 4 yếu tố
hình thành nên một tuyến điểm DL, bao gồm: địa điểm DL, hệ thống giao thông, thời gian và chi phí DL.
1.2.1.5. Các loại hình du lịch
“Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những
đặc điểm giống nhau, hoặc chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chúng theo một mức giá bán nào đó” [17]. Các HĐDL rất phong phú và đa dạng, tuỳ theo yêu c u và mục đích
mà hoạt động đó đƣợc hiểu và phân loại thành các LHDL khác nhau. Một số phân loại LHDL phổ biến: phân loại theo nhu c u; phân loại theo phạm vi lãnh thổ HĐDL; phân loại theo vị trí địa l của điểm DL; phân loại theo hình thức tổ chức DL; phân loại theo phƣơng tiện vận chuyển; phân loại theo loại hình lƣu trú; phân loại theo lứa tuổi du khách; phân loại theo môi trƣờng tài nguyên. Luận án lựa chọn đánh giá ĐKTN và TNDL cho 2 LHDL sau:
- Du lịch thiên nhiên, thƣờng bao hàm nội dung rộng lớn nên khó có thể đƣa ra một sự thống nhất chung, hoàn chỉnh về khái niệm. Tuy nhiên, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh các LHDL, có thể khái quát chung: DL thiên nhiên là LHDL đưa
quanh. Tuỳ thuộc vào HĐDL có liên quan đến thiên nhiên, có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau như: DL nghỉ dưỡng, DL tham quan, DL mạo hiểm,... Để tổ chức và phát triển DL thiên nhiên c n đáp ứng một số điều kiện sau:
+ TNDL tự nhiên phong phú, đặc sắc và nhiều phong cảnh đẹp; có nhiều điểm DL thiên nhiên hấp dẫn, có thể đáp ứng đƣợc việc tổ chức các chuyến đi với thời gian nhất định cho du khách ít nhất là 1 ngày;
+ TNDL văn hoá đa dạng, đặc sắc đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, quốc tế, có các làng nghề, lễ hội cổ truyền, phong tục, tập quán nổi tiếng;
+ Có khí hậu phù hợp với điều kiện sức khỏe con ngƣời, thời gian HĐDL dài. Có sức chứa thích hợp: thỏa mãn cho du khách thƣờng xuyên trên 100 ngƣời và khách DL tập trung trên 500 ngƣời. Có cự ly thích hợp và giao thông thuận tiện, nằm trên một tuyến DL nhất định, có đƣờng đi lại thuận tiện, kết hợp đƣợc nhiều loại phƣơng tiện. Đồng thời, có điều kiện dịch vụ và bảo đảm an toàn cũng nhƣ các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lƣu trú, ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách phải phù hợp với quy mô số lƣợng, chất lƣợng tài nguyên [118].
Ngoài ra, so với các hoạt động DL thiên nhiên khác diễn ra ở khu vực ven biển, vùng đồng bằng,... thì DL ở vùng núi có nhiều sự khác biệt. Một mặt, TNDL tự nhiên ở miền núi đòi hỏi môi trƣờng trong lành, khí hậu mát mẻ (cảnh quan đẹp, rừng nhiệt đới hoang sơ còn ít bị tác động, cộng đồng địa phƣơng còn giữ nét văn hoá độc đáo). Mặt khác, cảnh quan khu vực đồi núi cũng dễ bị tổn thƣơng và khó khăn hơn rất nhiều trong việc phục hồi (chặt phá rừng bừa bãi cho PTDL - hu hoại sinh thái; thải chất thải rắn - tổn hại môi trƣờng cảnh quan trong một thời gian dài; xáo trộn bản sắc văn hoá cộng đồng dân tộc ít ngƣời...).
- “Du lịch văn hoá là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần ảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại” [53, tr.3]. Nhƣ vậy, di sản văn hoá (DSVH) là
tiền đề, cơ sở quan trọng trong hình thành LHDL văn hoá, DSVH chia làm 2 loại. DSVH vật thể “là sản phẩm vật chất có giá trị lịch s , văn hóa, khoa học ao gồm di
tích lịch s văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, ảo vật quốc gia” [51].
DSVH phi vật thể “là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch s văn hóa, khoa học, được
trình di n và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, ao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, di n xướng dân gian, lối sống, nếp sống, l hội, í quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” [51]. Việc tổ chức phát triển DLVH c n đáp ứng các yêu c u
sau:
+ Phải đảm bảo có những giá trị văn hóa phong phú, đặc sắc, hấp dẫn cả số lƣợng và chất lƣợng; có sự kết hợp giữa các điểm di tích, các loại tài nguyên để tổ chức phát triển thành điểm DL, tuyến DL, đảm bảo hấp dẫn du khách.
+ Có các hoạt động giáo dục, diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng và du khách về các giá trị văn hóa; đồng thời c n thức, nỗ lực tham gia vào công tác bảo tồn, tôn tạo các DSVH.
+ C n có sự cộng tác giữa các nhà quản l , điều hành DL và cộng đồng địa phƣơng; đảm bảo quy mô, mức độ PTDL, không quá ngƣỡng thay đổi truyền thống văn hóa hoặc suy giảm giá trị văn hóa. Đ u tƣ tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa bản địa; tạo việc làm và quản l HĐDL văn hoá do cộng đồng địa phƣơng đó phụ trách.
+Hoạt động DLVH c n tổ chức trên cơ sở tuân thủ quy định về sức chứa về vật l , tâm l và xã hội học; CSHT - CSVC kỹ thuật ở điểm DL phải phù hợp với cảnh quan và văn hóa bản địa (nhƣ độ cao, kích thƣớc, kiểu dáng, mật độ...)
1.2.2. Đặc trưng và phân loại tài nguyên du lịch
1.2.2.1. Đặc trưng ĐKTN và TNDL miền núi
- Tính dễ tổn thƣơng của các hệ sinh thái, miền núi không chỉ thoả mãn nhu c u khách du lịch bằng những thắng cảnh hùng vĩ, khí hậu trong lành mà còn bằng sự giàu có hệ thống DTLS, tính đa dạng văn hoá cao của các cộng đồng dân tộc ít ngƣời. Tuy nhiên, các TNDL ở vùng núi lại có tính chất dễ bị phá hu , nhạy cảm cao với các biến động; khả năng phục hồi thấp sau khi bị tàn phá. Đối với các giá trị DTLS, văn hoá truyền thống của cộng đồng ở miền núi cũng rất dễ bị tổn thƣơng, suy thoái trong quá trình khai thác phục vụ DL.
- H u hết việc khai thác các TNDL chịu ảnh hƣởng nhiều vào điều kiện thời tiết nhƣ việc tổ chức các tour leo núi, tham quan vùng núi... Đặc biệt, vừa không thể tổ chức các tour này vào mùa mƣa, cũng vừa khó khăn cho tổ chức du lịch vào mùa
khô nếu trữ lƣợng nƣớc ở các thác nƣớc, hồ nƣớc,... cạn kiệt.
- Một số điểm DL dựa vào thiên nhiên thƣờng nằm cách xa khu đông dân cƣ, tài nguyên thƣa thớt (không tập trung, khoảng cách các điểm DL rất cách xa nhau)
1.2.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Luật Du lịch (2005) “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan
tự nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được s dụng cho mục đích du lịch” [50, tr.9]. Các loại TNDL
tự nhiên không tồn tại độc lập mà chúng có mối quan hệ qua lại tƣơng hỗ, chặt chẽ theo quy luật của tự nhiên. TNDL tự nhiên đƣợc chia thành các loại sau:
-Vị trí địa lí - tài nguyên vị thế: là những giá trị và lợi ích có đƣợc từ vị trí địa lí và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn, cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia [69]. Tài nguyên vị thế tác động đến sự PTDL ở giá trị vị thế tự nhiên với các giá trị và lợi ích có đƣợc từ vị trí không gian; giá trị vị thế kinh tế với các giá trị và lợi ích có đƣợc từ các đặc điểm địa lí ảnh hƣởng đến tiến trình phát triển kinh tế của lãnh thổ; giá trị vị thế chính trị với lợi ích kết hợp của lợi thế về
ĐLTN và nhân văn trong các vấn đề chính trị của từng quốc gia, khu vực.
-Tài nguyên địa chất - địa hình - địa mạo: giá trị của tài nguyên địa chất tại các điểm DL dựa vào tự nhiên bao gồm: lịch sử phát triển địa chất, các quá trình địa chất, các vận động địa chất từ quá khứ đến hiện tại và trong tƣơng lai; các hoạt động địa chất này phân bố trên lớp đá (tạo nên hình dáng) cũng nhƣ giá trị về số lƣợng, chất lƣợng ở các mỏ nƣớc khoáng. Về tài nguyên địa hình đƣợc xem xét giá trị cho PTDL ở các mặt sau: hình thái (các dạng địa hình ngoại mục), độ cao thấp (sự kết hợp của địa hình với các dạng TN nƣớc, khí hậu, sinh vật tạo nên cảnh quan
thiên nhiên kì thú), độ dốc (vùng núi có độ dốc trên 150 dễ xói mòn, sạt lở đất gây khó khăn cho xây dựng và bảo vệ công trình), hƣớng của địa hình tạo nên phong cảnh đẹp.
Nhƣ vậy, trên đây cũng chính là các nhân tố chính để đánh giá một khu vực có phong cảnh đẹp. Xét về đơn vị hình thái, địa hình đồi núi thƣờng có giá trị nhƣ: có tác động mạnh đến tâm l dã ngoại bởi sự phân cắt sâu sắc của địa hình. Do vậy,
thích hợp với các loại hình DL dã ngoại, cắm trại, tham quan và nghỉ dƣỡng. Đồng thời vùng đồi là nơi tập trung dân cƣ khá động đúc, là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo. Từ đó hình thành nên loại hình du lịch theo chuyên đề. Trong địa hình vùng núi có nhiều những địa điểm tham quan mới lạ, cảnh quan thiên nhiên đẹp với sự kết hợp của nhiều dạng địa hình nhƣ thác nƣớc, sông suối. Địa hình miền núi kết hợp với yếu tố khí hậu cứ lên 1000 m giảm khoảng 60C, hình thành nên dạng khí hậu mát mẻ. Ngoài ra, các thảm thực vật thay đổi đa dạng theo độ cao cũng đƣợc xem là dạng TNDL tổng hợp thuận lợi cho DL tham quan, nghỉ dƣỡng, tổ chức các LHDL ngắn ngày cũng nhƣ dài ngày. Vùng đồi núi có nhiều suối nƣớc nóng, nƣớc khoáng nên phát triển DL nghỉ dƣỡng, tắm khoáng, chữa bệnh. Những vùng núi có độ cao trên 1500 m có thể phát triển DL thể thao mạo hiểm, leo núi,... Vùng núi cũng là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số còn lƣu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Từ đó, tạo điều kiện phát triển DL sinh thái, DL văn hoá. Xét về dạng địa hình, trong HĐDL miền núi có dạng địa hình karst (dạng địa hình đặc biệt) rất thuận lợi cho PTDL. Nếu chia theo nhu c u phục vụ cho hoạt động DL, có thể chia địa hình karst thành kiểu địa hình hang động và kiểu địa hình ngập nƣớc. Kiểu địa hình này thuận lợi cho DL thám hiểm hang động, tham quan, NC,...
-Tài nguyên khí hậu, khí hậu là thành ph n quan trọng nhất của môi trƣờng tự nhiên có tác động đối với hoạt động DL. Vì vậy, nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con ngƣời. Trong thực tế, những khí hậu ôn hoà thƣờng hấp dẫn khách du lịch ví dụ: những du khách ở vùng khí hậu nóng, vào thời điểm oi bức thƣờng thích đi nghỉ mát vùng biển, hoặc vùng núi cao, cao nguyên có khí hậu mát mẻ; du khách sống miền khí hậu lạnh, thƣờng đi nghỉ đông ở vùng khí hậu ấm áp,...
Tuy nhiên, mỗi LHDL thƣờng đòi hỏi những dạng khí hậu khác nhau để phục vụ cho HĐDL của riêng loại hình đó. Nhìn chung, để đánh giá mức độ thích hợp của TN khí hậu đối với sức khoẻ của con ngƣời, c n phải đánh giá tổng hợp các yếu tố. Đối với khu vực đồi núi, các yếu tố áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng, lƣợng ôxy, độ trong lành của không khí ảnh hƣởng mạnh nhất đối với nhu c u nghỉ dƣỡng, phục hồi sức khỏe và các HĐDL thu n túy khác.
- Tài nguyên nước, gồm nƣớc nƣớc mặt và nƣớc ng m. Nguồn nƣớc mặt có