8. Cấu trúc luận án
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình NC, những thông tin, báo cáo, số liệu, tài liệu có liên quan... đều đƣợc thu thập, cập nhật từ các nguồn khác nhau và đƣợc phân loại theo từng mục tiêu sử dụng đối với từng nội dung cụ thể của luận án. Sau đó tiến hành xử lí, phân tích để rút ra kết luận c n thiết và làm cơ sở cho những nhận định. Theo đó, tác giả đã vận dụng phƣơng pháp này trong thu thập, phân tích và xử lý các số liệu quan trọng, gồm: chuỗi số liệu khí hậu của 3 trạm (trạm Khe Sanh, A Lƣới, Nam Đông) trong khoảng thời gian từ 35 - 46 năm cho mục đích thành lập bản đồ SKH; các số liệu về hiện trạng tài nguyên, hiện trạng phát triển KT - XH, CSHT - CSVC kỹ thuật, dân cƣ - lao động, HĐDL từ các bộ phận có liên quan cho đánh giá ĐKTN, TNDL và định hƣớng PTDL từ 2010 - 2019 đồng thời xem xét xu hƣớng PTDL đến 2030.
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Giúp thu thập số liệu sơ cấp, kiểm chứng kết quả NC so với thực tiễn thông qua việc trực tiếp quan sát, gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân sở tại, khách DL. Trong quá trình thực hiện luận án, với lợi thế sinh sống và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 10 năm, tác giả có nhiều cơ hội đi thực địa. Quá trình thực địa đƣợc tập trung từ năm 2016 - 2021 với khoảng 35 điểm DL thuộc lãnh thổ NC (hình 1.1). Trong đó, tác giả đã lựa chọn chủ yếu là các điểm DL tiềm năng và điểm DL đang đƣợc khai thác tại các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Các giai đoạn thực địa trong quá trình thực hiện luận án nhƣ sau: giai đoạn
1: tiến hành khảo sát thực địa, nắm bắt tình hình PTDL và thu thập thông tin theo các tiêu chí đánh giá trên địa bàn NC. Giai đoạn 2: bổ sung, cập nhật thông tin khảo sát ở giai đoạn đ u.
Đây là giai đoạn rất quan trọng, vừa để tác giả thu thập thêm thông tin cho các tiêu chí đánh giá, cũng vừa là thời gian để tác giả kiểm chứng kết quả đánh giá trong thực tế. Giai đoạn 3: sau khi có kết quả đánh giá, tiếp tục thực địa nhằm xác định lại thông tin cho kết quả NC ở giai đoạn đ u, đặc biệt với những trƣờng hợp trong diện nghi vấn.
1.4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ PTDL là một vấn đề phức tạp có liên quan đến lý luận, thực tiễn của nhiều ngành khoa học, KT - XH. Vì vậy, trong quá trình NC, thông qua hình thức trao đổi kinh nghiệm, tác giả đã xin kiến một số chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực liên quan của Viện Khoa học, trƣờng đại học ở Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn tiếp xúc, trao đổi với cán bộ quản l , ngƣời dân địa phƣơng ở các điểm khảo sát thực địa nhằm phục vụ cho mục đích NC từng ph n trong luận án.
1.4.4. Phương pháp bản đồ và GIS
Phƣơng pháp bản đồ là một trong những phƣơng pháp quan trọng, không thể thiếu trong suốt quá trình NC địa lí. Bản đồ giúp xác định rõ ràng, cụ thể phạm vi nghiên cứu, mối quan hệ giữa các đối tƣợng về không gian và thời gian trong phạm
vi NC. Tác giả sử dụng các bản đồ thành ph n nhƣ bản đồ hành chính, địa chất, địa hình, thảm thực vật,... để khai thác thông tin, xác định phạm vi, vạch tuyến khảo sát. Đồng thời, tác giả kết hợp sử dụng công nghệ GIS để phân tích, đánh giá và thành lập các bản đồ kết quả nhƣ bản đồ phân vùng ĐLTN, nhiệt độ, lƣợng mƣa, phân loại SKH, bản đồ phân bố TNDL (tự nhiên, văn hoá), bản đồ đánh giá, định hƣớng thông qua ph n mềm Arc GIS và Mapinfo. Nhằm đảm bảo mức độ chi tiết, chính xác và phù hợp với mục đích tƣơng ứng từng ph n NC của luận án, hệ thống bản đồ đƣợc tác giả biên tập, thành lập ở tỉ lệ 1:100.000. Sau khi hoàn thành, các bản đồ đƣợc sẽ đƣợc thu nhỏ từ bản đồ t lệ 1:50.000 để thuận lợi cho việc in trên giấy A3.
1.4.5. Phương pháp SWOT
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài trong PTDL của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên nhằm xác định điểm mạnh - điểm yếu/cơ hội - thách thức. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đề xuất định hƣớng, giải pháp khai thác hiệu quả, đẩy mạnh mô hình LKV, tiểu vùng trong phát triển du lịch.
1.4.6. Phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên cho phát triển du lịch
Có hai loại phân vùng chính đó là phân vùng nhằm mục đích chung (phân vùng khoa học chung) và phân vùng theo mục đích riêng (phân vùng thực tiễn). Trong đó phân vùng theo mục đích khoa học chung không phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể về mặt sử dụng kinh tế lãnh thổ; còn phân vùng theo mục đích riêng thì ngƣợc lại, đƣợc tiến hành nhằm giải quyết, sử dụng các TN tự nhiên. Thông qua phân vùng những quy luật ĐLTN sẽ đƣợc làm sáng tỏ. Bên cạnh các quy luật đƣợc phát hiện, bản đồ phân vùng theo mục đích kèm theo bản thuyết minh cho phép ngƣời NC phát hiện ra mặt thuận lợi và bất lợi quan trọng, đặc thù riêng của ĐKTN, TN ở từng lãnh thổ phân chia, phục vụ cho mục đích sử dụng TN - đó là những ứng dụng thực tiễn.
Nhƣ vậy phân vùng tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với mục đích phân vùng; nói cách khác phân vùng theo mục đích riêng là một bộ phận của phân vùng tự nhiên. Đối với luận án, phân vùng địa lí tự nhiên là cho mục đích PTDL. Do vậy, sau khi tuân thủ các nguyên tắc, phƣơng pháp, chỉ tiêu phân vùng (ĐKTN và TN) khoa học chung, luận án đã tập trung chủ yếu vào sự phân hóa của TNDL hơn các yếu tố khác trong phân chia lãnh thổ NC thành các á vùng, tiểu vùng cũng nhƣ chú ý thuyết minh sự phân hoá của chúng nhiều hơn ở mỗi đơn vị đã đƣợc phân chia.
1.4.6.1. Mối quan hệ giữa phân vùng địa lí tự nhiên đối với phát triển du lịch
- Phân vùng ĐLTN là cơ sở khoa học nền tảng trong NC: kết quả phân vùng
ĐLTN (bản đồ phân vùng, hệ thống chỉ tiêu chú giải và thuyết minh) là những cơ sở khoa học, tri thức tổng hợp với đ y đủ nhất về sự phân hoá của ĐKTN, TNTN của một lãnh thổ nhất định. Từ đó cung cấp các thông tin, những nền tảng phục vụ khai thác lãnh thổ với các mục đích kinh tế khác nhau, trong đó có mục đích PTDL.
- Phân vùng ĐLTN nhằm tìm ra mức độ đa dạng, đặc trưng riêng về ĐKTN, TNTN: trong không gian, lãnh thổ có quy mô lớn thƣờng không đồng nhất về
ĐKTN và TNTN. Do đó đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong ĐKTN, TNTN. Các thể tổng hợp ĐLTN có những đặc điểm tự nhiên và mức độ tập trung tài nguyên khác nhau, vì vậy khả năng khai thác và sử dụng chúng là khác nhau. Nhƣ vậy, lãnh thổ có ĐKTN, TNTN càng phong phú sẽ càng đa dạng hơn trong phát triển KT - XH, ví dụ nhƣ con ngƣời sử dụng tài nguyên hoặc xây dựng không gian sinh sống. Tóm lại, sự đa dạng về tự nhiên thƣờng kéo theo sự đa dạng về văn hoá, tạo nên hệ thống văn hoá theo vùng, miền với những nét đặc trƣng riêng (văn hoá địa phƣơng) hình thành các SPDL du lịch tự nhiên, văn hoá khác nhau. Phân vùng
ĐLTN sẽ thực hiện nhiệm vụ là vạch ra các thể tổng hợp ĐLTN tƣơng đối đồng nhất về tự nhiên cũng nhƣ văn hoá.
- Phân vùng ĐLTN còn đóng vai trò quan trọng đối với đánh giá ĐKTN và TNDL: mỗi thể tổng hợp đƣợc vạch ra là nền tảng để sử dụng làm đơn vị đánh giá,
so sánh để tìm ra mức độ thuận lợi của thể tổng hợp ĐLTN khác nhau trong PTDL. - Phân vùng ĐLTN là sơ sở xác lập những quy hoạch, định hướng mang tính chiến lược cho PTDL: trong đánh giá dựa trên các thể tổng hợp ĐLTN, hƣớng đánh giá theo các đơn vị phân loại thể tổng hợp tự nhiên là một hƣớng tiếp cận đƣợc đánh giá rất cao, rất phù hợp với mục đích PTDL. Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên là một lãnh thổ trải dài, tƣơng đối lớn, việc đánh giá ĐKTN, TNDL (tự nhiên, văn hoá) trên cơ sở bán định lƣợng sẽ giúp xây dựng định hƣớng PTDL (tổ chức không gian DL, phát triển SPDL dựa trên thế mạnh TN). Từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trong PTDL.
1.4.6.2. Các nguyên tắc trong phân vùng ĐLTN
- Trên thế giới, nhiều tác giả đã đƣa ra những nguyên tắc phân vùng địa lí tự nhiên nhƣ: A.E. Phêdina đƣa ra 4 các nguyên tắc: địa đới, phi địa đới, địa đới - phi địa đới, phát sinh và tổng hợp [46]. A.G.Ixatsenko đƣa ra 2 nguyên tắc: tính chất khách quan, phát sinh hay lịch sử [27]. V.I.Prokaev đƣa ra 6 nguyên tắc: khách quan, tính đồng nhất tƣơng đối, phát sinh, cùng chung lãnh thổ, so sánh và ƣu tiên xét những quy luật phân vùng ĐLTN phổ biến [105]. F.N.Mincov đƣa ra 4 nguyên tắc: cùng chung lãnh thổ, phát sinh, tổng hợp và đồng nhất tƣơng đối [36].
- Ở Việt Nam, hƣớng phân vùng ĐLTN xuất hiện khá muộn, từ 1930 - 1960 tiêu biểu là hệ thống phân vị của U ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc (1970) [86]. Từ sau năm 1960 đến nay đã có nhiều NC tập trung theo hƣớng phân vùng ĐLTN và phân vùng cảnh quan với nhiều hệ thống các cấp phân vị khác nhau. Một số nguyên tắc phân vùng đƣợc đề cập nhiều nhƣ: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối, nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ [29], [44], [76].
- Trên cơ sở kế thừa các công trình NC của các tác giả phân vùng trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan, đồng thời kết hợp phân tích đặc điểm tự nhiên lãnh thổ các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên, tác giả sử dụng 5 nguyên tắc phân vùng ĐLTN. Đây là các nguyên tắc đƣợc vận dụng song song, xuyên suốt cùng với các hệ phƣơng pháp phân vùng ĐLTN.
+Nguyên tắc khách quan: là nguyên tắc có vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện và khoanh vi ranh giới các vùng, tránh đƣợc tính chủ quan và tuỳ tiện; đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong việc lựa chọn các chỉ tiêu phân vùng. Hệ thống các đơn vị phân vùng c n phải phản ánh đƣợc các quy luật phân hoá khách quan của tự nhiên không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con ngƣời cũng nhƣ mục đích của công tác phân vùng. Ví dụ nhƣ mục đích phân vùng cho mỗi ngành kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp,...) đều có yêu c u, đặc điểm riêng, nếu theo sát chủ ý các yêu c u đó, các vùng sẽ thay đổi, dẫn đến rất khác nhau về kích thƣớc và ranh giới. Do vậy, các yêu c u thực tiễn sẽ dựa vào nguyên tắc khách quan này để cho một sơ đồ chung nhất và thực sự khoa học (chỗ dựa tốt nhất và theo quy luật)
+ Nguyên tắc phát sinh, đây là nguyên tắc tuy còn nhiều tranh cãi, nhƣng hiện nay nó đang đƣợc h u hết các nhà địa lý chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong phân vùng. Theo đó, những nhà nghiên cứu ủng hộ nguyên tắc này cho rằng: quy luật phát sinh và phát triển của địa tổng thể chính là cơ sở để điều khiển, khai thác lãnh thổ một cách hợp l . Hay nói cách khác, nguyên tắc phát sinh đƣợc áp dụng nhằm chia tách những đơn vị lãnh thổ không những có sự giống nhau về đặc điểm tự nhiên mà còn có chung một nguồn gốc phát sinh và phát triển. Tuy nhiên, khi phân vùng tự nhiên nguyên tắc này thƣờng sử dụng phƣơng pháp xét theo nhân tố trội (là nhân tố bền vững và thể hiện rõ ở ngoài thiên nhiên) giúp cho việc phân vùng trên lãnh thổ NC tránh khó khăn và phức tạp.
+ Nguyên tắc tổng hợp, giúp cho nguyên tắc phát sinh theo nhân tố trội
không vƣợt ra khỏi hƣớng phân vùng ĐLTN. Các hợp ph n tự nhiên phải phân tích trong một mối quan hệ tƣơng hỗ thống nhất hoàn chỉnh địa tổng thể chứ không chỉ phân tích hạn chế của một hoặc một số hợp ph n thiên nhiên (nhƣ địa mạo - khí hậu, thổ nhƣỡng - địa mạo). Do đó, nguyên tắc này giúp cho nguyên tắc phát sinh theo nhân tố trội tránh khỏi việc đi chệch hƣớng trong quá trình phân vùng. Đồng thời đảm bảo phân chia đƣợc các vùng, tiểu vùng bộ phận tại những lãnh thổ không xuất hiện nhân tố chủ đạo đã theo.
+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối: các đơn vị phân vùng vừa thống nhất cũng vừa rất phức tạp: thống nhất ở một số chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ giữa các hợp ph n nhƣng vẫn có sự phân hoá bên trong (mỗi đơn vị lại có thể chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn hoặc cũng có thể ghép một số đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn). Mặt khác, nguyên tắc này còn cho thấy khi cấp bậc phân vùng càng
cao, lãnh thổ càng rộng lớn thì mức độ đồng nhất thấp, dựa vào các chỉ tiêu khái quát chung. Ngƣợc lại, khi cấp bậc phân vùng càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồng nhất càng cao, dựa vào các chỉ tiêu chi tiết, cụ thể.
+Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ: thể hiện việc không thể có hai địa tổng thể hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, mỗi đơn vị phân vùng đều có ranh giới khép kín, phân biệt hẳn với các đơn vị lãnh thổ lân cận, và mỗi đơn vị cũng không thể bao gồm những bộ phận rời (không chia cắt lãnh thổ).
1.4.6.3. Phương pháp phân vùng
Các phƣơng pháp đƣợc lựa chọn trong phân vùng ĐLTN đối với lãnh thổ các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên trƣớc hết c n phải xác định hƣớng phân vùng chủ đạo; phải phù hợp với những nguyên tắc phân vùng cơ bản, thích hợp với tình hình thực tiễn và dễ sử dụng. Đồng thời, các phƣơng pháp cũng phải thông dụng, phổ biến, đã đƣợc sử dụng rộng rãi và khẳng định đƣợc giá trị về mặt khoa học, thực tiễn. Theo đó, tác giả đã sử dụng 3 phƣơng pháp trong phân vùng ĐLTN nhƣ sau:
- Phương pháp phân vùng theo nhân tố trội: là phƣơng pháp phổ biến và đã đƣợc nhiều tác giả sử dụng khi tiến hành phân vùng, nhƣ F.N. Mincov [36] phân chia các đới theo lớp phủ thực vật - thổ nhƣỡng và khí hậu; V.I. Prokaev [105] chọn sự tƣơng quan nhiệt - ẩm làm nhân tố chủ đạo đối với những đơn vị mang tính đới, còn đối với những đơn vị không mang tính đới là những đặc điểm thạch học và địa mạo,...
- Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần cấu tạo: trong phân vùng ĐLTN, đây chính là phƣơng pháp cơ bản của việc biểu thị và xây dựng bản đồ tổng hợp ĐLTN. Theo đó, c n phải tính đến tất cả các hợp ph n tạo nên địa tổng thể, xem xét vai trò từng nhân tố ảnh hƣởng tới sự hình thành, phát triển và phân hoá của địa tổng thể (địa chất, địa hình, khí hậu,... và cả những tác động của con ngƣời trong việc tạo nên các thể tổng hợp mới thông qua biến đổi thiên nhiên). Trên thế giới có các nhà nghiên cứu về phƣơng pháp này nhƣ Ixatsenko [27], Mincov
[36] A.E.Phedina [46]; Việt Nam có Nguyễn Văn Nhƣng, Nguyễn Văn Vinh [44] và Tổ phân vùng ĐLTN [76].
- Phương pháp địa lí so sánh: giúp làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau giữa các thể tổng hợp thành ph n tự nhiên, giúp giải thích đƣợc các quy luật hình thành, phát triển và phân dị của các thể tổng hợp. Trong đó, việc so sánh, đối chiếu các bản đồ bộ phận với nhau giúp rút ra đƣợc những đặc trƣng giống và khác nhau về điều