8. Cấu trúc luận án
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá
2.2.2.1. Các di tích lịch s - văn hóa và danh lam thắng cảnh
Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, tạo nên một hệ thống lƣu giữ giá trị của rất nhiều DTLS - văn hóa. Đây đƣợc coi là nhóm TN nổi trội, đặc trƣng tạo nên sự khác biệt về so với nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Theo thống kê, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có tổng số 60 di tích đã đƣợc xếp hạng (phụ lục 10.2) và có sự phân bố không đều khá rõ nét giữa các vùng NC. Trong đó, có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt (điểm vƣợt đƣờng 9 của đƣờng dây 559 thuộc xã ĐaKrông), 12 di tích cấp quốc gia (huyện Hƣớng Hóa: 3 điểm di tích, huyện ĐaKrông: 1 điểm di tích, huyện A Lƣới: 8 điểm di tích). Ngoài ra còn có 47 di tích cấp tỉnh và nhiều các DTLS - văn hóa nhỏ lẻ khác. Các di tích văn hoá - nghệ thuật, danh lam thắng cảnh với những giá trị độc đáo về kiến trúc, văn hoá, lịch sử và tâm linh, có nghĩa đối với PTDL. Đặc biệt, dọc tuyến đƣờng Hồ Chí Minh Tây, quốc lộ 9 và quốc lộ 49,...
2.2.2.2. L hội truyền thống
Các lễ hội truyền thống thƣờng gắn liền với DTLS - văn hóa, các hoạt động tín ngƣỡng. Ph n lớn lễ hội đƣợc tổ chức với quy mô nhỏ, thời gian diễn ra lễ hội ngắn. Hiện nay, tại khu vực NC gồm có 6 lễ hội chính đang đƣợc bảo tồn thông qua tái hiện lại trong các sự kiện, lễ hội văn hoá, thể thao thƣờng kỳ: Aza Koonh (lễ c u mùa), lễ hội ARiêu Car và lễ hội ARiêu Ping (lễ hội giỗ tổ tiên và tái hiện vòng đời), lễ ATan Pa Nuôn (lễ cúng th n Núi và th n Đất), lễ Apier (lễ trỉa lúa), lễ Tƣka bôn (lễ cúng cơm mới) [88], [100]. Trong đó, Lễ hội Aza Koonh đã đƣợc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ngày 20/12/2019. Các trò chơi dân gian nằm trong dự án bảo tồn của huyện miền núi khu vực Trị - Thiên, bao gồm: trò chơi bắn nỏ, đẩy gậy, nhảy vòng, đi cà kheo, ném vòng bắt duyên. Đây là các trò chơi thƣờng diễn ra vào các dịp Tết, lễ hội từ tháng 5 đến tháng riêng là chủ yếu, thu hút nhiều ngƣời tham gia.
2.2.2.3. Các tài nguyên văn hoá khác
- Nghề và làng nghề truyền thống: lãnh thổ NC có nhiều làng nghề truyền
thống với những sản phẩm độc đáo. Theo thống kê đến tháng 3/2019, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có 19 làng nghề (phụ lục 10.3) đƣợc UBND tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận và nằm trong đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, nghành nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn từ
2013 - 2020 và từ 2020 - 2025 [99], [103]. Trong đó, huyện Hƣớng Hóa có 4 làng nghề, huyện ĐaKrông có 6 làng nghề, huyện A Lƣới có 3 làng nghề và huyện Nam Đông gồm có 6 làng nghề. Ngoài ra, nghề dệt Zèng (thổ cẩm) của ngƣời Tà Ôi ở huyện A lƣới đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là DSVH phi vật thể Quốc gia vào năm 2016. Nhiều sản phẩm dệt Zèng đã đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài và ngày càng thu hút khách DL tham quan và trải nghiệm. Bên cạnh đó còn có các điểm tham quan kinh tế, tại khu vực NC có 2 cửa khẩu quốc tế và 2 cửa khẩu quốc gia. Trong đó, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hƣớng Hóa) đƣợc thành lập khá sớm, nghĩa quan trọng nhất trong tỉnh Quảng Trị về mặt giao lƣu hàng hóa, buôn bán giữa các nƣớc nằm phía tây dãy Trƣờng Sơn.
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: văn hóa cộng đồng dân tộc ít ngƣời Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu chiếm đa số. Đây là 3 cộng đồng dân tộc ít ngƣời sống lâu đời, tập chung nhất ở vùng Trƣờng Sơn. Do vậy, đây là nhân tố chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển, đa dạng hóa các loại hình, SPDL nhƣ: cấu trúc nhà
ở truyền thống: mỗi dân tộc ở từng địa phƣơng đều có nhà truyền thống với những
nét biểu trƣng riêng của dân tộc họ. Cấu trúc các ngôi nhà đƣợc thiết kế nghệ thuật và chạm khắc công phu, trang trí khéo léo và mang đậm bản sắc dân tộc nhƣ: nhà sàn của dân tộc Bru - Vân Kiều; kiểu nhà dài, nhà moong, nhà rông của ngƣời Tà Ôi; nhà gƣơi của ngƣời Cơ Tu. Làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống: nền văn hóa mang những nét đặc sắc riêng của từng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về mặt tinh th n cho cộng đồng các dân tộc. Các làn điệu dân ca nổi tiếng đƣợc các huyện duy trì bảo tồn, phát huy định kì hàng năm nhƣ: điệu Cha chấp (lối vừa hát vừa kể rất phổ biến của ngƣời Bru - Vân Kiều); Kaarr Lơi (Ka Lơi), Târ A (dân ca của nhóm ngƣời Pa Cô thuộc Tà Ôi), điệu đi sim (hình thức hát nam nữ của ngƣời Bru - Vân Kiều); Ba Boih (dân ca Cơ Tu); ru con (Pa Cô, Pa Hy, Cơ Tu), cũng nhƣ các điệu múa dân tộc truyền thống khác nhƣ: múa Dazã (Cơ Tu, Tà Ôi), múa Aza, múa c u mùa (Pa Cô)... Đi cùng với các làn điệu dân ca và điệu múa là các nhạc cụ dân tộc rất phong phú nhƣ trống, cồng, chiêng, sáo, tù và khèn,... Ngoài ra, mỗi dân tộc còn có một kho truyện cổ tích thể hiện sự mật thiết của chế độ xã hội với tập quán nghi lễ, sử dụng công cụ, vũ khí đấu tranh, khả năng sáng tạo của họ. Văn hóa
ẩm thực: các món ăn mang nét đặc trƣng riêng của mỗi dân tộc nhƣ: các món ăn
đƣợc chế biến từ ngũ cốc nhƣ xôi thui ống, cơm ống/lam (adeep ihoor)..., bánh Aquat và Adeep man (Pa Cô). Các món ăn chế biến từ cá, thịt và côn trùng nhuyễn
thể nhƣ: cá gói lá rừng vùi tro, con dế (Anút), kiến chua (Aling ca xâu),... các loại rƣợu cũng rất đa dạng.
- Các hoạt động văn hoá, thể thao: khu vực NC là nơi có điều kiện tổ chức,
triển khai các hoạt động văn hoá, thể thao nhƣ: triển lãm, hội chợ thƣơng mại, sự kiện thể thao - văn hoá, văn nghệ địa phƣơng, phiên chợ vùng cao... thu hút khách DL với nhiều mục đích khác nhau.
Nhƣ vậy, hệ thống TNDL văn hoá trên lãnh thổ NC rất phong phú và đa dạng với những giá trị văn hóa riêng, đặc sắc. Mặt khác, yếu tố vị trí địa lí kết hợp cảnh quan tự nhiên và DTLS - văn hoá có tính tập trung tại một số khu vực đã là lợi thế so sánh trong PTDL giữa các qu n thể DL lân cận nổi tiếng khác của miền Trung.