8. Cấu trúc luận án
2.1.7. Các tai biến thiên nhiên
- Dựa vào phân tích đặc điểm của các TN vùng NC các tai biến thiên nhiên tƣơng đối dễ xảy ra trên lãnh thổ, gây ảnh hƣởng tiêu cực tới sự PTDL, cụ thể:
+ Tai biến địa chất: các điểm trƣợt đất đá có quy mô, cƣờng độ cao phân bố ở nhánh tây đƣờng Hồ Chí Minh theo hƣớng Khe Sanh - Chà Lỳ cắt qua vỏ phong hoá phức hệ xâm nhập Bến Giằng - Quế Sơn. Dọc hệ thống đứt gãy ĐaKrông - A Lƣới, trƣợt lở phát sinh với qui mô và t n suất cao ở đoạn đƣờng tây bắc Hƣớng Hoá, nam c u ĐaKrông, đèo Pêke, đoạn đèo Hai H m - A Lƣới. Ngoài ra, do ảnh hƣởng của các hệ thống đứt gãy, thế nằm, nhất là góc dốc của đất đá phân bố kế cận đứt gãy tăng cao
ở các hệ t ng Tân Lâm, A Lin, A Ngo. Cƣờng độ nâng tân kiến tạo vùng đồi núi nghiên cứu từ yếu đến mạnh xảy ra điển hình tại sƣờn núi cao trung bình A Lƣới, Nam Đông - Bạch Mã, Sa Mùi - động Voi Mẹp đã thống kê đƣợc 7 điểm trƣợt lở cấu tạo từ đá xâm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn, phức hệ Hải Vân. Mƣa lớn với cƣờng độ cao và kéo dài cũng đã tạo ra dòng chảy tràn trên sƣờn dốc với lƣu lƣợng, vận tốc lớn, gây xói mòn đất trên sƣờn dốc chính là các nguyên nhân trực tiếp gây ra trƣợt lở đất đá rất mạnh trên nền địa chất yếu đã đề cập trên [3], [8], [9].
+ Đối với nguy cơ trƣợt lở theo các xã, kết quả NC của Nguyễn Thanh Nhàn, thành lập trên cơ sở GIS, với 5 cấp nguy cơ trƣợt lở đất đá [41] cho thấy: khoảng g n 50% diện tích lãnh thổ NC thuộc cấp có nguy cơ trƣợt lở mạnh, tiếp theo là cấp có nguy cơ trƣợt lở yếu và rất yếu chiếm 45% diện tích (phụ lục 9).
+ Ngoài bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây mƣa lớn và tập trung, trong những năm g n đây, chế độ mƣa còn chịu tác động của biến đổi khí hậu liên quan đến hiện tƣợng Enino và Lanina. Những năm trùng với hiện tƣợng Lanina nhƣ 1990, 1991, 1992, 1994, 1995, 1998, 1999, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 [117], mƣa lũ xảy ra với cƣờng độ rất mạnh, kéo dài, hiện tƣợng lũ quét - lũ bùn đá và trƣợt đất đá vùng đồi núi nghiên cứu càng nghiêm trọng hơn. Điều này gây chia cắt, cô lập nhiều bộ phận dân cƣ và ảnh hƣởng rất lớn đối với việc đi lại trên các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, nơi mà giao thông vận tải đƣợc coi là huyết mạch để phát triển các ngành kinh tế nói chung và PTDL nói riêng.
+ Hạn hán tại khu vực nghiên cứu trùng với mùa mƣa ít với tổng lƣợng mƣa chỉ dao động 846 - 972 mm, chiếm 20 - 23% lƣợng mƣa năm. Tuy nhiên hạn hán ở vùng núi ít xảy so với khu vực đồng bằng phía đông của Trị - Thiên [117].
- Các LHDL chính đƣợc xem là lợi thế của lãnh thổ NC có nhiều khả năng bị ảnh hƣởng do tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể: đối với LHDL tham quan, sinh thái: các tai biến thiên nhiên làm thay đổi HST, các chu kỳ thời tiết thay đổi, nhiệt độ, lƣợng mƣa, nguồn nƣớc thay đổi... làm ảnh hƣởng đến đời sống hoang dã của một số loài sinh vật, cũng nhƣ phát sinh một số loài vi khuẩn có hại. Giá trị phục vụ DL tại các KBT thiên nhiên sẽ bị ảnh hƣởng bởi sự suy giảm hệ gen, ĐDSH dẫn đến làm suy giảm tính hấp dẫn của điểm đến DL sinh thái. Đối với LHDL nghỉ dưỡng: với lợi thế về khí hậu ôn hòa khi nhiệt độ tiếp tục tăng lên trong một thời gian dài, dẫn đến giảm sức hấp dẫn về chỉ số sự mát mẻ. Đồng thời, số ngày mát sẽ ít đi hoặc thay đổi về tính chất so với thời kì trƣớc đó, làm cho các luồng khách DL và chất lƣợng nghỉ dƣỡng giảm.
Đối với LHDL văn hoá: sự gia tăng các hiện tƣợng nhƣ mƣa, sạt lở… làm hƣ hại hoặc làm mất đi một số DTLS. Mặt khác, gây thiệt hại về CSHT - CSVC kỹ thuật DL, dẫn đến việc thực hiện các tour bị ảnh hƣởng. Ngoài ra tình trạng an toàn của du khách cũng sẽ bị đe doạ do các hiện tƣợng thiên tai gây ra (sạt lở trên các tuyến đƣờng giao thông chính, một số điểm DL).