Phân vùng địa lí tự nhiên cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị Thiên

Một phần của tài liệu 20210707_134407_NOIDUNGLA_THUYDUNG (Trang 83 - 84)

8. Cấu trúc luận án

2.3. Phân vùng địa lí tự nhiên cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị Thiên

2.3.1. Chỉ tiêu phân vùng địa lí tự nhiên

Dựa theo các nguyên tắc ở mục 1.4.6.2 và phƣơng pháp phân vùng ĐLTN mục 1.4.6.3; kế thừa các kết quả nghiên cứu về phân vùng ĐLTN của Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997) [21]; cũng nhƣ đặc điểm của lãnh thổ NC, các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn trong phân vùng ĐLTN, bao gồm:

- Á vùng: theo Hoàng Đức Triêm (1990) [80] "vùng là một tổng thể lãnh thổ tự nhiên đƣợc phân hoá ra trong một tỉnh địa lí với diện tích dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn km2, có một cấu trúc thẳng đứng tƣơng đối đồng nhất về nền địa chất, một kiểu địa hình phát sinh, một kiểu khí hậu, một kiểu thu văn chủ yếu và liên quan với chúng là một đại tổ hợp đất, một loạt qu n hợp thực vật chủ yếu và bao gồm một tập hợp có quy luật các cấp phân vị nhỏ hơn". Theo đó, á vùng chính là cấp bổ trợ (thứ cấp) cấp vùng, trong đó chỉ tiêu cấp phân vị á vùng là sự tương đồng về hướng sơn văn. Từ chỉ tiêu này, tiếp tục xác định theo chỉ tiêu điều kiện khí hậu (thay đổi nhiệt - ẩm) dƣới tác động của độ cao địa hình (quy luật đai cao)

-Tiểu vùng: chỉ tiêu tách các á vùng thành các tiểu vùng dựa vào sự thống nhất của một kiểu địa hình (khối núi, khu vực đồi, dạng đồng bằng, dạng thung lũng…) trên một nền nhan thạch tƣơng đồng về tuổi. Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay việc phân cấp độ cao địa hình miền đồi núi vẫn chƣa thống nhất giữa các nhà NC. Hoàng Đức Triêm (1990) [80] đã chỉ lấy độ cao tuyệt đối 500 m để phân chia ranh giới vùng đồi và núi dựa trên sự phân hoá cảnh quan. Đối với phân chia địa hình chi tiết hơn, Tr n An Phong (1995) [47] và Nguyễn Huy Phồn

(1996) [48] trong quá trình đánh giá cảnh quan theo quan điểm sinh thái, phát triển bền vững ở vùng trung tâm miền núi Bắc Bộ của Việt Nam đã phân chia nhƣ sau: địa hình đồi phải có độ cao tuyệt đối từ 50 - 500 m; núi thấp từ 500 - 1000 m; núi TB từ trên 1000 - 2000 m, núi cao là trên 2000 m. Dựa vào sự phân hoá ĐLTN của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên, tác giả đã lựa chọn kế thừa kết quả phân cấp độ cao địa hình của Vũ Tự Lập (1978) [30] với các cấp địa hình dựa vào độ cao tuyệt đối nhƣ sau: địa hình đồi từ 50 - 500 m; địa hình núi thấp từ trên 50 - 1500 m; địa hình núi TB từ trên 1500 - 2500 m; trên 2500 m là địa hình núi cao. Theo đó, một lãnh thổ đƣợc coi là địa hình đồi hay núi (núi thấp, núi TB, núi cao) phải chiếm ít nhất trên 50% diện tích so với tổng diện tích tự nhiên của lãnh thổ đó. Đồng thời, chỉ tiêu các quần thể sinh vật (các kiểu thảm thực vật, HST chính) đƣợc sử dụng dựa trên mối quan hệ tổng thể các hợp ph n tự nhiên giữa chúng tại mỗi tiểu vùng.

Một phần của tài liệu 20210707_134407_NOIDUNGLA_THUYDUNG (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w