8. Cấu trúc luận án
2.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội
2.2.1.1. Phát triển kinh tế
Với đặc điểm địa hình đồi núi là chủ yếu và tài nguyên vị thế, cũng nhƣ những chính sách thông thoáng, tích cực thu hút đ u tƣ, những năm trở lại đây các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên đã đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao so với mức chung của các vùng đồi núi toàn quốc và một số vùng núi thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Theo báo cáo tổng hợp về tình hình phát triển DL hàng năm của UBND
4 huyện (Hƣớng Hoá, ĐaKrông, A Lƣới, Nam Đông) [89], [91], [93], [96] cho thấy: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2010 là 1934,8 t đồng
(chiếm 15% giá trị toàn Trị - Thiên), đến năm 2018 tăng 5562,2 t đồng, tức tăng 2,87 l n so với năm 2010 (chiếm 7,4% giá trị toàn Trị - Thiên). Trong đó, huyện Hƣớng Hoá và huyện A Lƣới có tổng sản phẩm trên địa bàn lớn nhất chiếm 66,4%. Về tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2019 là 13,1 %/năm. Trong đó, nhóm ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp tăng 11,98%; nhóm nghành công nghiệp - xây dựng tăng 22,66% và nhóm ngành dịch vụ tăng 6,07%.
phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc, tăng d n t trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm d n t trọng nhóm ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp. Cuối năm 2019, cơ cấu ngành nhƣ sau: nhóm ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 38,61%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 39,80% (huyện ĐaKrông chiếm trọng ngành ngày cao nhất 48,9%); nhóm ngành dịch vụ chiếm 21,59% và có xu hƣớng tăng (huyện A Lƣới chiếm tỉ lệ ngành này cao nhất 30,6%).
Trong nội bộ nhóm ngành cũng có sự chuyển dịch cơ cấu khá rõ nét. Nhóm ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Giai đoạn 2010 - 2019, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 5,6 %/năm, ngành trồng trọt tăng 7,7 %/năm; ngành công nghiệp - xây dựng tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế của vùng. Tuy nhiên nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hƣớng phát triển mạnh - tiềm năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp lớn, đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông - lâm - ngƣ nghiệp. Giá trị ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 9,1 %/năm; ngành dịch vụ, chiếm tỉ lệ nhỏ, nhƣng có đóng góp đáng kể trong tổng GDP của toàn vùng nghiên cứu.
2.2.1.2. Dân cư và nguồn lao động
a. Kết cấu dân số
Tổng số dân các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên năm 2019 là 213.228 ngƣời (chiếm 0,22% dân số toàn quốc). Trong đó, Hƣớng Hóa có số dân 91.114 ngƣời, huyện ĐaKrông có 43.208 ngƣời, huyện A Lƣới có 52.169 ngƣời, huyện Nam Đông có 26.737 ngƣời. Dân số phân bố không đều, mật độ dân số trung bình trên lãnh thổ NC là 52,25 ngƣời/km2 (cả nƣớc là 290 ngƣời/km2). Phân bố dân cƣ tập trung chủ yếu tại các thị trấn và khu vực ven sông dọc đƣờng Hồ Chí Minh Tây, các quốc lộ và thƣa thớt tại các khu vực miền núi cao [90], [92], [94], [98].
Về thành ph n dân tộc, theo số liệu thống kê 2019 thì tại khu vực NC có 4 dân tộc với quy mô dân số lớn (> 1000 ngƣời) cƣ trú thành cộng đồng. Cụ thể: Bru - Vân Kiều (nhóm Vân Kiều, nhóm Trì, nhóm Khùa, nhóm Măng Coong); Tà Ôi (nhóm Pa Cô và nhóm Pa Hi); cộng đồng ngƣời Cơ Tu và Kinh, còn lại là các dân tộc có quy mô dân số nhỏ. Về tỉ lệ, dân tộc Kinh vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất là 37,80% (84.855 ngƣời); đối với thành ph n dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Bru - Vân Kiều chiếm 29,46% (62.837 ngƣời), dân tộc Tà Ôi chiếm 23,76% (50.656 ngƣời), tiếp theo là dân tộc Cơ Tu chiếm 7,36% (15.690 ngƣời) [90], [92], [94], [98].
Các dân tộc thiểu số có sự phân hóa thành vùng sinh sống tƣơng đối rõ rệt. Ngƣời Bru - Vân Kiều phân bố chủ yếu miền núi thấp của huyện Hƣớng Hóa, huyện ĐaKrông và vùng đồi thuộc lƣu vực sông Bồ. Trong đó, khu vực Hƣớng Hoá là nơi tập trung sinh sống chính của cộng đồng ngƣời Bru - Vân Kiều, chiếm 64,43%, sau đó là huyện ĐaKrông, chiếm 35,57%. Ngƣời Tà Ôi cƣ trú tại các xã thuộc phía nam quốc lộ 9 của huyện Hƣớng Hóa và thung lũng sông Rào Lao. Trong đó, khu vực A Lƣới là nơi tập trung 67,1% cộng đồng ngƣời Tà Ôi. Ngƣời Cơ Tu phân bố chủ yếu núi thấp và gò đồi của huyện Nam Đông, thƣợng nguồn sông Tả Trạch. Đồng thời, khu vực Nam Đông cũng là nơi tập trung chính của cộng đồng ngƣời Cơ Tu, chiếm 69,69% [90], [92], [94], [98]. Ngƣời Kinh cƣ trú chủ yếu khu vực giáp với vùng đồi núi thấp, giáp vùng đồng bằng, dọc ven quốc lộ 9, 49, tỉnh lộ 14B ở thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh, thị trấn Krông Klang, thị trấn A Lƣới và thị trấn Khe Tre.
b. Về nguồn nhân lực
Năm 2018, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có tổng số 116.704 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 11,83% lao động toàn khu vực Trị - Thiên, chiếm 0,21% lao động của cả nƣớc. Trong đó, huyện Hƣớng Hóa có 49.300 lao động (chiếm 14,09% tổng số lao động của tỉnh), huyện ĐaKrông có 23.300 lao động (chiếm 6,66% tổng số lao động của tỉnh), huyện A Lƣới có 26.900 lao động (chiếm 4,23% tổng số lao động của tỉnh), huyện Nam Đông có 17.204 lao động (chiếm 2,70% tổng số lao động của tỉnh). Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năm 2004 lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ trọng thấp so với cả nƣớc, trung bình đạt 4,21%. Cụ thể: t trọng tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học l n lƣợt là: 1,81%, 1,58%, 0,39%,0,43%. Về trình độ học vấn, đƣợc cải thiện nhiều trong những năm g n đây. Năm 2019, số lao động chƣa tốt nghiệp cấp tiểu học chỉ chiếm khoảng 1,3%, lao động chƣa tốt nghiệp các cấp học phổ thông chiếm dƣới 30% [90], [92], [94], [98].
Cơ cấu lao động trong các nhóm ngành kinh tế có sự chênh lệch khá rõ rệt. Cụ thể, lao động trong khối ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm t trọng lớn (huyện Hƣớng Hóa: 71,1%, huyện ĐaKrông: 69,2%, huyện A Lƣới: 68%, huyện Nam Đông: 64,59%); khối ngành công nghiệp - xây dựng chiếm t trọng tƣơng đối nhỏ (huyện Hƣớng Hóa: 21%, huyện ĐaKrông: 22,3%, huyện A Lƣới: 23%, huyện Nam Đông: 12,89%); khối ngành dịch vụ chiếm t trọng nhỏ nhất (huyện Hƣớng Hóa: 7,9%, huyện ĐaKrông: 8,5%, huyện A Lƣới: 9%, huyện Nam Đông: 22,52%) [90], [92], [94], [98].