Phân loại rượu vang

Một phần của tài liệu Giáo trình pha chế cocktail Phạm Thị Hưng (Trang 68 - 70)

Có 4 loại chính.

8.4.1. Aromatized Wine (Rượu nho mùi)

 Dùng loại nho ngon (đỏ hoặc trắng) + cồn + thảo mộc.

 Nồng độ từ 16% - 18%.

 Đa số dùng trong khai vị.

Ví dụ: Martini, Cizano, Dubonnet, Vermouth.

8.4.2. Fortified Wine

 Dùng rượu nho ngon + đường + cồn.

 Nồng độ từ 18% - 20%.

 Dry Sherry: Dùng trước bữa ăn.  Sweet Sherry: Dùng sau bữa ăn.

8.4.3. Table Wine (Rượu vang thường)  White Wine: Làm từ nho xanh.  Red Wine: Làm từ nho đỏ.

 Rose Wine: Làm từ nho đỏ, bỏ vỏ.

 Nồng độ từ 10% - 12%.

 Được dùng sau bữa ăn.

Rượu vang trắng và vang thường phải ngâm lạnh trước khi sử dụng. Rượu vang đỏ: đủ lạnh với nhiệt độ phòng ăn, không cần ngâm lạnh. Nồng độ 10% là uống được.

8.4.4. Sparling Wine (Rượu sủi tăm/ bọt)

Quá trình làm rượu vang bọt:

8.4.4.1. Pressing & fermentation (Ép nước nho và cho lên men)

 Nếu là Champagne chỉ lấy nước nho đầu tiên.

8.4.4.2. Blending (Sự pha trộn)

Pha trộn tạo ra sản phẩm rượu có đặc thù riêng và chất lượng rất ổn định.

8.4.4.3. Bottling (Vào chai)

 Áp suất khoảng 90 pound/ 2,54 cm 2

.  Trong quá trình vào chai thì thêm đường.  Khóa kẽm để bảo vệ nút chai.

8.4.4.4. Secondary Fermentation (Sự lên men lần hai)

 Chai không được xáo động từ 1 đến 2 năm, để trong hầm đá vôi, nhiệt độ từ 15,5o

C - 16oC.

8.4.4.5. Maturing (Sự trưởng thành):

Giai đoạn rượu đạt đến chất lượng rượu như màu sắc, mùi thơm, nồng độ cồn, nồng độ axit, hàm lượng Tanin.

8.4.4.6. Remuage (Giai đoạn lắng cặn)

 Để cổ chai trong kệ gỗ nằm nghiêng.

 Xoay chai mỗi ngày, để cặn lắng xuống cổ chai.  Cổ chai được nhúng trong hỗn hợp sinh hàn.

8.4.4.7. Degorgement (Tống cặn)

 Tháo nắp và nút cài để cho áp suất trong chai tống hết phần cặn ra ngoài.

8.4.4.8. Dosage (Sự đong đầy)

 Thêm rượu vào cho đầy chai.

 Tùy theo độ chua ngọt mà người ta thêm đường nhiều hay ít, vị rượu từ chua cho đến ngọt.

Ví dụ:

- Brut: Có độ chua tự nhiên của rượu. Dùng cho khai vị. - Extra Sec: Có vị chua (Dry) Uống suốt bữa ăn. - Sec (Medium Sweet): Hơi chua ngọt

- Demi Sec Sweet: Có vị ngọt. Dùng để tráng miệng. - Doux (Very Sweet): Dịu ngọt.

8.4.4.9. Ageing (Ủ)

 Rượu thường được ủ trong 1 năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình pha chế cocktail Phạm Thị Hưng (Trang 68 - 70)