Nước có chất kích thích

Một phần của tài liệu Giáo trình pha chế cocktail Phạm Thị Hưng (Trang 28 - 32)

3.3.1. Trà (Tea)

3.3.1.1. Thành phần

Gồm nước chiết các chất hòa tan từ lá trà, trong đó có chất cafein gây kích thích và chất tanin tạo vị chát.

3.3.1.2. Phân loại

Được chia là 4 loại dựa trên quá trình chế biến.

 Trà đen: búp đen và bã trà màu hồng vàng, được ưa chuộng ở các nước Âu Mỹ. Ví dụ: Lipton Tea.

 Trà xanh: búp xanh, nước và bả trà màu xanh nhạt, có vị chát đậm. Ví dụ: Green Tea.

 Trà Oolong: được kết hợp từ hai loại trà đen và trà xanh.

 Trà hương: khi chế biến có thêm giai đoạn ướp hương. Ví dụ: Camomile tea (trà Cúc), Jasmint tea (trà Lài), Lotus tea (trà Sen), Peppermint tea (trà Bạc hà),...

a. Trà hộp b. Trà tươi

Hình 3.7: Các loại trà

Ngoài ra còn một số loại trà có công dụng phòng và chữa bệnh như:  Trà khổ qua có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường,

giúp sáng mắt, tiêu đờm, giảm đường huyết, phòng ngừa tiểu đường.

 Trà bí đao có công dụng thanh nhiệt, làm tan đờm, mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo.

 Trà nha đam được làm từ nha đam có công dụng thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn, chăm sóc da,...

 Trà trinh nữ hoàng cung có công dụng chữa và phòng các bệnh u xơ, bướu cổ, viêm loét dạ dày tá tràng, mụn nhọt, viêm họng, phong thấp,...

3.3.1.3. Công dụng

 Làm giảm nguy cơ bị bệnh ung thư, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, chất tanin có khả năng sát khuẩn mạnh, chữa viêm họng mãn tính, chất cafein làm tỉnh táo tinh thần.

 Có tác dụng làm săn da, chống lão hóa và đặc biệt tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,...

3.3.1.4. Cách pha trà phục vụ

 Làm nóng bình trà, bỏ trà vào ấm, nước sôi vừa tới, chế vào bình, đợi 3 đến 5 phút rồi rót.

 Cách phục vụ trà kiểu Âu:

 Hot tea: luôn luôn được phục vụ bình trà bằng sứ (Tea pot) và bộ tách (Cup, Saucer, spoon), luôn đi kèm hũ đường (Sugar bowl) và hũ sữa (Milk jug) hoặc một dĩa chanh cắt miếng

(Lemon slice). Ngoài ra, khi phục vụ trà khô có đi kèm với dụng cụ lược xác trà (Tea strainer).

 Ice tea: phục vụ với đá bằng ly Collin, đi kèm với hũ nước đường (Sugar sirup jug) và hũ nước chanh (Lemon juice jug).

3.3.2. Cà phê

3.3.2.1. Thành phần: Gồm Tanin, Cafein và những chất dầu thơm

mà khi rang cho mùi thơm đặc trưng.

3.3.2.2. Phân loại: Có hai cách phân loại.

 Theo cách pha chế:

 Cà phê pha bằng cách lọc (Filter coffee): khi dùng phải dùng dụng cụ chuyên dùng như phin pha cà phê hoặc dùng túi lọc cà phê bằng giấy, vải,...

 Cà phê đen đậm, pha nhanh bằng hơi nước, kiểu Ý. (Espresso).  Cà phê trộn bọt sữa kiểu Ý. (Cappuccino).

 Cà phê Ireland. (Irish coffee).  Cà phê hòa tan. (Instant coffee).  Cà phê trộn với rượu mạnh, cream.

 Cà phê loại bỏ chất Cafein (Decafeinated coffee)

 Theo giống cây:

 Cà phê chè: cây thấp, hạt ít và nhỏ, nước có hương rất thơm.  Cà phê mít: cây lớn, hạt nhiều và to, nước đậm đà.

a. Cà phê chè (Arabica) b. Cà phê mít

3.3.2.3. Phục vụ

 Có thể phục vụ cà phê từng tách hoặc đặt tách trước rồi rót từ bình.

 Tách cà phê thường nhỏ hơn tách trà. Khách Âu thường uống rất nhiều cà phê và uống khá loãng.

 Cà phê Espresso uống trong tách nhỏ (Demi tasse - half cup).  Phục vụ chung với sữa béo hoặc sữa tươi, đường cát, đường

phèn, đường vàng hoặc đường hóa học (Aspartame).

3.3.3. Cacao

 Bột Cacao: Bột màu nâu, vị đắng, thơm mùi cacao. Trích từ nhân trái cacao, có rất nhiều chất béo.

 Chocolate: là bột cacao có trộn bơ cacao, đường,... thường dùng làm bánh, kẹo.

 Ovaltine, Milo: Bột cacao có trộn thêm các chất bổ dưỡng khác như đường, ngũ cốc, trứng gà,...

a. Cacao hạt b. Cacao bột

Hình 3.9: Các dạng cacao

CÂU HỎI

1. Phân loại các loại thức uống không cồn, nêu lợi ích và cách phục vụ. 2. So sánh sự khác biệt giữa hai loại cà phê Robusta và Arabica.

Chương 4

THỨC UỐNG CÓ CỒN- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CỒN- RƯỢU

MỤC TIÊU

Học xong chương này, sinh viên có khả năng trình bày:  Định nghĩa thức uống có cồn, nồng độ cồn

Phân loại các loại nước uống có cồn

Các công đoạn chế biến rượu

Nguyên tắc bảo quản rượu

Cồn Etylic = Etanol (C2H5OH). Nhiệt độ sôi: 78,3o

C.

Một phần của tài liệu Giáo trình pha chế cocktail Phạm Thị Hưng (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)