Hệ thống quản lý về dulịch

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 90 - 93)

Bộ thông tin, văn hóa và du lịch

Theo Nghị định số 100/CP, ngày 23/12/1992 thiết lập bộ máy quản lý hoạt động du lịch là Tổ chức Du lịch Quốc gia, được chia thành 2 hình thức quản lý là hình thức quản lý cấp Trung ương và cấp địa phương. Công tác quản lý có nhiệm vụ quản lý hoạt động du lịch cấp Trung ương là Tổ chức Du lịch Quốc gia có Bộ trưởng trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch.Công tác quản lý có nhiệm vụ quản lý hoạt động du lịch cấp địa phương là Sở Du lịch Tỉnh hoặc Sở Du lịch Thủ đô và công tác quản lý ở cấp huyện gọi là văn phòng huyện hoặc UBND huyện.

Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng cục Du lịch

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Tổng cục Du lịch

Ngành Quảng bá DL Cục Quảng bá, xúc tiến

Ngành Kế hoạch đầu tư

Ngành Đầu tư vốn Cục Quản lý du lịch Ngành QL kinh doanh DL Ngành QL điểm đến DL Ngành QL tiêu chuẩn DL và đầu tư Ngành QL dịch vụ nhà hàng Cục Phát triển du lịch Ngành nghiên cứu DL Ngành Kiểm tra, giám sát

Ngành Kế hoạch phát triển

Trung tâm tập huấn DL Sở Du lịch Tỉnh

Sở Du lịch Thủ đô Viêng Chăn

Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Tổ chức Du lịch Quốc gia đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bội Nội vụ, Bộ Giáo dục và Thể thao, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề), Hội khách sạn – nhà hàng và Hội kinh doanh du lịch thực hiện chức năng quản lý hoạt động du lịch. Từ năm 2011, Tổ chức Du lịch Quốc gia sáp nhập vào Bộ Thông tin, Văn hóa thành Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch theo quy định của Nghị định số 396/CP, ngày 02 tháng 11 năm 2011. Theo đó, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Theo tinh thần của Nghị định này, tại thủ đô, các tỉnh, huyện trong nước cũng sáp nhập thành Sở Du lịch thủ đô hoặc tỉnh thuộc Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch. Riêng với Sở du lịch cấp địa phương có 1 Sở Du lịch Thủ đô và 17 Sở Du lịch Tỉnh, là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu cho Ủy ban Nhân dân các huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch.

Theo sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng cục Du lịch quản lý trực tiếp 3 cục: Cục Quảng bá, xúc tiến du lịch, Cục Quản lý du lịch và Cục Phát triển du lịch. Mỗi Cục bao gồm các ngành ban, các phòng làm việc trực tiếp Tổng cục Du lịch.

Sở thông tin, văn hóa và du lịch

Hình 4.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức Sở Du lịch thủ đô Viêng Chăn

(Nguồn: Sở Du lịch thủ đô Viêng Chăn)

Giám đốc Sở Du lịch Thủ đô Viêng Chăn

Phó giám đốc Phó giám đốc Ngành tuyên truyền và phát triển DL Ngành hành chính, tổ chức và tập huấn DL Ngành kế hoạch và hợp tác DL Ngành quản lý kinh doanh DL

Chuyên môn Chuyên môn Chuyên môn Chuyên môn

Văn phòng DL huyện UBND huyện

Theo sơ đồ trên, hệ thống tổ chức Sở Du lịch thủ đô Viêng Chăn gồm 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc và các bộ phận giúp việc như: Phòng tuyên truyền và phát triển du lịch, Phòng hành chính, tổ chức và tập huấn du lịch, Phòng kế hoạch và hợp tác du lịch, Phòng quản lý kinh doanh du lịch. Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ được quy định, Sở Du lịch thủ đô, thành phố, huyện và các đơn vị du lịch là cơ quan tổ chức hành chính sự nghiệp của nhà nước cấp địa phương, thuộc bộ máy tổ chức quản lý của tỉnh, thủ đô, huyện. Sở có chức năng giúp việc của Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thủ đô, Chủ tịch huyện, trong việc thúc đẩy và phát triển công nghiệp du lịch trong tỉnh hay cấp quản lý của mình. Đồng thời, các cơ quan đó còn chịu sự kiểm tra giám sát, chỉ định về chuyên môn của Tổng cục Du Lịch Quốc gia. Hệ thống tổ chức quản lý du lịch được thực hiện theo pháp luật về du lịch Số 10 /QH, ngày 09/11/2005 và Chỉ thị của Thủ Tướng số 91/TT, ngày 30/6/2004 nói về tổ chức và hoạt động của du lịch quốc gia.

- Chức năng, nhiệm vụ chính của Sở Du lịch thủ đô Viêng Chăn là:

Thực thi các chính sách chung và xây dựng biện pháp thực hiện cụ thể của chính quyền đối với phát triển du lịch địa phương.

Thực hiện đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.Cơ quan quản lý du lịch tỉnh thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.

Nghiên cứu các chủ trương, các chính sách và cơ chế để quản lý những ngành kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, giải trí khác… mà liên quan đến du lịch cho phù hợp với cơ chế, luật pháp của Tổng Cục Du lịch Quốc gia ban hành và các cơ quan Nhà nước Trung ương.

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các địa phương để kiểm tra, giám sát, phân các loại ngành du lịch, điểm du lịch, khu bảo tồn các du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên, du lịch lịch sử, đề nghị cấp trên phê duyệt và đồng thời để tìm các nguồn đầu tư và phát triển du lịch.

Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương để lập các dự án, lập kế hoạch về du lịch bảo tồn, hợp tác với người dân cùng để thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Xử lý, cung cấp số liệu thống kê về du lịch để sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch cũng như báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.Cụ

thể, thống kê lượng khách du lịch, số khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, khu, điểm du lịch, doanh thu du lịch, nộp ngân sách, thời gian lưu trú của khách …

Thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.Cụ thể là tuyên truyền, Poster to, nhỏ, ảnh, Video, xây dựng các website, biển quảng cao du lịch. Thúc đẩy, khuyến khích việc sản xuất đồ lưu niệm đặc trưng của địa phương…

Thành lập, củng cố phòng thông tin liên lạc cấp địa phương nơi có khu, điểm du lịch nổi tiếng.

Cung cấp thông tin cho các đài, báo để quảng bá hình ảnh của thủ đô Viêng Chăn ra với các tỉnh khác cũng như bạn bè trên thế giới.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch thủ đô được duy trì thường xuyên, giải quyết những vấn đề hiện tại và có kế hoạch ngăn chặn, không cho phép hoạt động du lịch trái phép. Đảm bảo cho pháp luật nhà nước nói chung và pháp luật du lịch nói riêng được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Đặc biệt là các quy định nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch. Chính sự đầu tư đúng hướng của Chính phủ, cũng như sự định hướng xác đáng của Sở du lịch thủ đô Viêng Chăn đẫn đến không những tăng về số lượng khách, mà còn tăng cả về tổng thu hàng năm. Về tuyên truyền xây dựng phòng tin Tạp chí, báo, sách du lịch cung cấp cho khách du lịch để quảng cáo các điểm du lịch của thủ đô Viêng Chăn và có một phòng đọc.

Phòng thông tin, văn hóa và du lịch

Phòng Thông tin, Văn hóa và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng, thông tin; phát thanh và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thểdục, thể thao và du lịch; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 90 - 93)