Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 67 - 68)

Dựa vào tình hình cụ thể tại địa bàn nghiên cứu cùng việc tham khảo các phương pháp nghiên cứu có liên quan đến đề tài, luận án đưa ra quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn

Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ

Trên cơ sở khảo lược và bình luận các nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý điểm du lịch thì thang đo nháp về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động điểm du lịch được đề xuất. Bước nghiên cứu sơ bộ tiếp sẽ tiến hành phỏng vấn các chuyên gia có nghiên cứu, hiểu biết nhiều về những vấn đề liên quan ví dụ như các quản lý, các lao động, dân cư địa phương và phỏng vấn sâu một số lao động tại các cơ quan nhà nước quản lý du lịch trên địa bàn nghiên cứu nhằm:

Đánh giá hiệu quả hoạt động điểm du lịchCục Quản lý du lịch Thang đo chính thức . Phân tích nhân tố Khám phá EFA . Cronbach Alpha UBND Huyện

. Loại các biến có hệ số tải nhân tố<0.5

. Kiểm tra các nhân tố trích được và phương sai trích

. Loại các biến có tương quan biến tổng <0.3 . Kiểm tra hệ số Alpha

Nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng Điều chỉnh

Nghiên cứu sơ bộ

Thảo luận chuyên gia, Phỏng vấn sâu

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp

Thang đo hiệu chỉnh

Kiểm tra sự rõ ràng, dễ hiểu về mặt thuật ngữ của các yếu tố (item) và nhân tố (factor) trong thang đo rút ra từ nghiên cứu lý thuyết.

Hình thành thang đo ban đầu làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng chính thức.

Giai đoạn nghiên cứu chính thức

Ðây là giai đoạn tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ thực tế trên qui mô mẫu đủ lớn để chứng minh về mặt thống kê mức độ phù hợp của thang đo hiệu quả hoạt động điểm du lịch đề xuất. Trong gia đoạn này kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) được sử dụng để rút trích nhân tố và sàng lọc các biến quan sát có nội dung trùng lắp, thừa hoặc không đạt độ tin cậy. Kết thúc bước này ta có thang đo chính thức để đo lường hiệu quả hoạt động điểm du lịch. Cuối cùng, nhóm tác giả sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động điểm du lịch dựa trên thang đo vừa được xây dựng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 67 - 68)