Tăng cường chính sách bảo tồn và phát triển tài nguyên dulịch

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 149 - 152)

Phát triển bền vững là phát triển không chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế mà phải bảo đảm tính bền vững về sinh thái, xã hội và kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại, nhưng không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau. Đối với ngành Du lịch, phát triển bền vững có thể được hiểu là du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương.

Bảo tồn, tôn tạo các điểm du lịch, tài nguyên du lịch đây là vấn đề nòng cốt trong phát triển du lịch. Như thế, cần đầu tư mạnh, nhanh để tạo điều kiện thúc đẩy

phát triển du lịch theo quy hoạch.

Trong những năm qua, các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng nỗ lực hợp tác và đem lại những kết quả khả quan mà bằng chứng là nhiều di tích văn hóa lịch sử được bảo tồn, các giá trị văn hóa dân gian truyền thống đã được phát huy và đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành Du lịch. Muốn bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững ở thủ đô Viêng Chăn cần làm tốt một số giải pháp cơ bản, theo các quan điểm thống nhất.

Các đơn vị kinh doanh du lịch tại mỗi điểm du lịch là những nhân tố tiếp xúc trực tiếp với du khách cũng như cộng đồng địa phương xung quanh điểm du lịch. Các đơn vị này cùng với lãnh đạo du lịch Lào cần có kế hoạch và các chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức toàn dân, nhất là đối với những người dân đang là chủ sở hữu các công trình văn hóa hoặc các tác phẩm văn hóa có giá trị, về tầm quan trọng của công tác bảo tồn di tích phục vụ phát triển du lịch thông qua các chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, phổ biến Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch…

Tổng cục du lịch Lào cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch phục vụ phát triển cho địa phương, vùng và quốc gia.

Các di tích lịch sử văn hóa, tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy vậy đặc trưng cơ bản của tài nguyên nhân văn là dễ bị tổn hại trước các tác động của con người và thiên nhiên, khó khôi phục lại được các giá trị ban đầu. Vì vậy cần có sự kết hợp hài hòa giữa khai thác và đầu tư tôn tạo nhằm giữ gìn được những bản sắc văn hóa dân tộc qua những sản phẩm du lịch. Tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể là nền tảng, là cơ sở để thực hiện hoạt động du lịch. Vì vậy trước hết phải có ý thức bảo vệ, tuyên truyền giáo dục trong nhân dân có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương mình. Cần tăng cường mọi khả năng, kêu gọi nguồn lực vốn từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan hữu quan đến các tầng lớp nhân dân, từ các tổ chức trong nước đến các tổ chức ngoài nước để trùng tu tôn tạo các hạng mục đã bị xuống cấp và xây dựng các hạng mục đã bị phá hủy. Việc trùng tu phải hợp lý nhằm giữ được nét kiến trúc ban đầu, việc xây dựng mới một số công trình phải có hòa hợp giữa

kiến trúc mới và kiến trúc cũ. Đồng thời cũng không tách rời cảnh quan môi trường vì chính môi trường này lại hòa nhập tác động tới di tích và tạo ra những đặc điểm mới, những nét riêng biệt độc đáo của di tích. Nếu bị tách rời môi trường lịch sử vốn có từ khi mới xây dựng, di tích sẽ bị tước bỏ một phần giá trị và việc cảm thụ của du khách đối với du tích không còn chọn vẹn nữa.

Trong qua trình bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các giá trị văn hóa phi vật vật thể phải được tôn trọng, giữ gìn văn hóa truyền thống, tiến hành trưng bày hiện vật giả, cất giữ hiện vật thật. Việc trùng tu các di tích lịch sử văn hóa và các cổ vật phải được tiến hành kịp thời, chánh việc xuống cấp nghiêm trọng mới trùng tu, vừa gây lãng phí, vừa làm giảm giá trị của di tích và cổ vật.

Kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể trên cơ sở vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc vừa kết hợp có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại. Cần quan tâm gìn giữ, khôi phục các món ăn dân dã, vừa độc đáo, hợp khẩu vị từng loại du khách. Sản phẩm thủ công cần được bày bán tại các cửa hang lưu niệm mang đặc trưng phong cách Lào và cần được sản xuất nhiều hơn, đa dạng hơn.

Quy hoạch, xây dựng một kết cấu làng xóm truyền thống, có thể có làng ven sông, hoặc làng sông nước hoàn toàn.

Công việc trùng tu tôn tạo phải giữa được vệ sinh môi trường, không bị ô nhiễm, phá hủy cảnh quan xung quanh.

Tiểu kết chương 5

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý điểm du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, luận án đề xuất một số hàm ý và khuyến nghị liên quan đến việc đẩy mạnh công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư phát triển du lịch; chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo lập gắn kết vùng, miền, quốc gia trong hoạt động du lịch; tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch và vệ sinh môi trường tại điểm du lịch; tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch; tăng cường chính sách bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch. Để các giải pháp này phát huy hiệu quả, những hàm ý mà luận án đưa ra khuyến nghị hướng đến các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 149 - 152)