Tăng cường công tác quản lý môi trường dulịch và vệ sinh môi trường tạ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 145 - 148)

Vấn đề quản lý môi trường thường được nhắc đến ở góc độ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững ban quản lý điểm đến du lịch Viêng Chăn còn phải chú trọng đến cả môi trường xã hội. Vệ sinh môi trường hiện tại ở các điểm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn đang là vấn đề khá bất cập, tình trạng nước

thải và rác thải vẫn chưa được xử lý tốt và có kế hoạch cụ thể, hoạt động chỉ mang tính tạm thời và cá nhân.

Do vậy, Viêng Chăn đến năm 2020 bao bồm các phương án mang tính tổng hợp cao trong công tác bảo vệ môi trường gồm các phương án cụ thể bao gồm:

- Thực hiện nghiêm túc luật môi trường trong nghị quyết về luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Lào thông qua vào ngày 03 tháng 4 năm 1999 và các quy chế bảo vệ môi trường do Bộ văn hóa thông tin và du lịch đề ra.

- Phân tích đánh giá chi tiết và cân nhắc kỹ lưỡng đối với các dự án về du lịch, dự án phát triển các khu du lịch và phải có báo cáo đánh giá về tác động của các dự án đối với môi trường theo pháp luật đã ban hành. Quy hoạch phát triển du lịch, các dự án du lịch và dự án các ngành khác, thường xuyên giám sát các tác động của dự án đối với dự án trong quá trình triển khai xây dựng và trong quá trình hoạt động. Đặc biệt chú trọng đến chất lượng, nguồn thải của nước thải và các chất thải khác. Phối hợp với Sở Môi trường để thực hiện thu phí ô nhiễm môi trường, xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Xây dựng năng lực quản lý về môi trường trong du lịch. Sở Du lịch thủ đô Viêng Chăn và cơ quan cấp huyện với nhiệm vụ tham mưu, xem xét, thẩm định phê duyệt đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch, quản lý, theo dõi, giám sát các tổ chức kinh doanh du lịch đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, đề ra các chính sách, lập kế hoạch và ban hành các văn bản pháp quy trong bảo vệ môi trường du lịch. Hàng năm, vào các vụ du lịch cần phải phối hợp với bộ phận quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường để tiến hành lấy mẫu quan trắc đánh giá mức độ ô nhiễm tại khu du lịch và tại sông Mê - kông. Tăng cường giám sát chất thải, nước thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, giải quyết dứt điểm vấn đề thải gây ô nhiễm môi trường và tiến tới xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng có liên quan đến các khu bảo tồn, khu di sản văn hóa; cộng đồng dân cư sống trong khu bảo tồn, các tổ chức cơ quan điều hành các tour du lịch và kể cả khách du lịch đến tham quan trong thành phố như: phổ biến các kiến thức pháp luật, phổ cập nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như tivi, đài, báo... Có thể tổ chức cho khách du lịch tham gia vào các

chương trình bảo vệ, giữ gìn môi trường sạch đẹp như cho rác vào túi giấy, tìm hiểu về môi trường tại các khu du lịch... Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho khách du lịch, những người làm nghề du lịch và người dân địa phương thông qua các trung tâm đón tiếp khách, các buổi nói chuyện, chiếu phim, triển lãm ảnh và các ấn phẩm…

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về nghiệp vụ môi trường trong hoạt động du lịch. Đưa các kiến thức về tài nguyên, môi trường, văn hóa, xã hội vào các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của ngành (kiến thức về các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo được, các hệ sinh thái tự nhiên, nhân văn, các loại hình ô nhiễm và biện pháp bảo vệ...).

- Tăng cường giám sát xử phạt các hành vi xâm phạm đến môi trường. Tiến hành thu phí môi trường tại các khu du lịch. Các cơ quan chức năng phối hợp để thực hiện thu phí ô nhiễm môi trường, xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường. Giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2010- 2020 định hướng hợp tác quốc tế với các hoạt động chủ yếu như: Hoạt động nâng cao nhận thức môi trường và truyền thông môi trường; Đề xuất dự án môi trường: tiêu thụ và sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, bền vững, kiểm soát ô nhiễm và khắc phục các sự cố môi trường, Bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm; Hoạt động chuyển giao công nghệ xử lý môi trường; Chương trình cảnh báo sớm về thiên tai; Các mô hình thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Nâng cấp, bảo trì, sửa chữa hệ thống giao thông phục vụ vận chuyển khách du lịch được tốt hơn để hạn chế phát sinh bụi, đặc biệt là một số tuyến đường đến các điểm du lịch nổi trội nối các điểm du lịch với các tưyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện.

- Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước tại các khu du lịch; hạn chế ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt là dùng bể phốt 3 ngăn cho nước thải vệ sinh và bể lắng lọc cho nước thải tắm rửa. Tỉnh và các doanh nghiệp cũng cần

đầu tư thêm các nhà vệ sinh công cộng di động dọc các đường dạo chơi để phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 145 - 148)