Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 116 - 119)

Qua việc phân tích các khung lý thuyết có liên quan, kết hợp với quá trình nghiên cứu định tính và điều tra thử, nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống 25 chỉ tiêu nhằm xem xét đánh giá của cán bộ cán bộ về hoạt động quản lý đối với điểm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn. Nhằm phân loại các chỉ tiêu, cũng như tạo tiền đề để phác thảo mô hình nghiên cứu mà đề tài hướng đến, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 25 biến độc lập đó đồng thời với nhóm biến phụ thuộc về công tác quản lý đối với điểm du lịch.

4.3.2.1. Rút trích nhân tố chính các yếu tố đánh giá đối tượng khảo sát về công tác quản lý đối với điểm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn

Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Phân tích nhân tố khám phá cần dựa vào tiêu chuẩn cụ thể và tin cậy.

Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.16. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .855 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2168.568

Df 406

Sig. .000

Nhằm kiểm tra xem mẫu điều tra nghiên cứu có đủ lớn và có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố hay không, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin và kiểm dịnh Barlett. Với kết quả kiềm định KMO là 0.855 lớn hơn 0.5 và p–value của kiểm định Barlett bé hơn 0.05 (các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể) ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó.

Kết quả phân tích EFA đã cho ra các nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, 5 nhân tố này giải thích được 68,228% của biến động. Tất cả các hệ số tải nhân tố của các nhân tố trong từng nhóm nhân tố đều lớn hơn 0.5.

Tiếp theo, để xác định số lượng nhân tố, nghiên cứu sử dụng 2 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.

Kết quả EFA cho thấy có 5 nhân tố được rút ra, với giá trị Factor loading mỗi biến quan sát tại mỗi dòng đều lớn hơn 0.5, đảm bảo điều kiện của Factor loading là phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 vì vậy nhóm 5 các biến quan sát đều có thể sử dụng tốt cho các bước phân tích tiếp theo.

Có thể thấy thứ tự các nhân tố trong thang đo có sự xáo trộn vị trí khi đưa vào phân tích, tuy nhiên các biến trong từng thang đo không thay đổi và vẫn giữ nguyên. Vì vậy qua phân tích EFA ta vẫn giữ được 25 biến quan sát ban đầu. Kết quả có 5 nhân tố với tổng phương sai trích là 68,228%; tức là khả năng sử dụng 5 nhân tố này để giải thích cho 25 biến quan sát là 68,228% (>50%). Các nhóm nhân tố này có thể được mô tả như sau:

Bảng 4.17. Kết quả phân tích nhân tố EFA Nhân tố Số lượng

biến Eigenvalue

Phương sai trích

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy

hoạch phát triển điểm du lịch (XDQH) 6 7.997 27.575%

Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá điểm

du lịch (XT) 6 3.070 10.585%

Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du

lịch (KD) 5 2.955 10.188%

Quản lý môi trường điểm du lịch (MT) 4 2.197 7.577%

Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch

(BTPT) 4 2.043 7.045%

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018) 4.3.2.2. Rút trích nhân tố chính biến phụ thuộc, đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch

Nhân tố đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch được xem là kết quả của những nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác quản lý cùng những kỳ vọng về chất lượng công tác quản lý điểm du lịch trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn.

Bảng 4.18. Kết quả phân tích nhân tố đánh giá chungcông tác quản lý điểm du lịch

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .770

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 416.312

Df 6

Sig. .000

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu đo lường đánh giá chung của cán bộ, nhân viên về công tác quản lý điểm du lịch trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn. Nghiên cứu thu được kết quả cho thấy Eigenvalues bằng 2,621 thoã mãn điều kiện lớn hơn 1 và tổng phương sai rút trích là 65,517% > 50% đã cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố là phù hợp đối với biến quan sát.

Ngoài ra, kết quả kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin cho ta hệ số KMO bằng 0.770 và kết quả kiểm định Bartlett’s – test cũng cho thấy, giá trị kiểm định bằng 416,312 với mức ý nghĩa dưới 5% đã bác bỏ giả thuyết các biến không tương quan.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 116 - 119)