Kết quả của việc xây dựng mô hình hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS cho ta kết quả ở bảng tóm tắt mô hình dưới đây:
Bảng 4.21: Tóm tắt mô hình Mô hình R R2 R 2 điều chỉnh Ước lượng độ lệch chuẩn Durbin- Watson 5 .779e .607 .599 .63302808 1.132
Độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua giá trị R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Kết quả ở bảng trên cho thấy, mô hình 5 biến độc lập có giá trị R2 điều chỉnh cao nhất là 0.599 >0.4 thõa mãn điều kiện hồi quy; có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 59.9% sự biến thiên của biến “Đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch”. Như vậy, mô hình được xem là phù hợp. Các bước tiếp theo sẽ sử dụng tốt mô hình hồi quy gồm 5 biến độc lập này để phân tích tác động cụ thể của từng biến độc lập lập đến biến phụ thuộc.
Kiểm định F
Bước tiếp theo trong phân tích hồi quy đó là thực hiện kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không.
Giả thuyết H0 đặt ra đó là: β1 = β2 = β3 = β4= β5 =0.
Bảng 4.22: Kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVAe
Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig.
1
Hồi quy 164.407 5 32.881 82.055 .000
Số dư 106.593 266 .401
Tổng 271.000 271
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)
Ngoài ra, hệ số tương quan dưới đây cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tố đều cho kết quả Sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05; điều này chứng tỏ rằng
có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 đối với các nhân tố này, hay các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 95% nên có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp.
4.3.5.2. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết - Giả định tính độc lập của sai số
Đại lượng Durbin – Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là:
H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0.
Thực hiện hồi quy cho ta kết quả về trị kiểm định d của Durbin – Watson trong bảng tóm tắt mô hình bằng 2,007. Theo điều kiện hồi quy, giá trị Durbin – Watson phải nằm trong khoảng 1,6 đến 2,6.
Giá trị d tính được rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tự tương quan. Như vậy mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan.
- Giả định không có hiện tượng Đa cộng tuyến
Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến nhỏ, mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10.
4.3.5.3.Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố
Kết quả hồi quy cho thấy cả 5 nhân tố là Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch (XDQH); Xúc tiến, tuyên tuyền, quảng bá điểm du lịch; Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch (KD); Quản lý môi trường điểm du lịch (MT); Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch đều có quan hệ tuyến tính thuận chiều với biến phụ thuộc Đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch
(Sig.<0.05).
Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi quy với 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.
Bảng 4.23. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Kết
quả
H1: Nhân tố xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch có quan hệ cùng chiều đến đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch và mang dấu (+).
Chấp nhận H2: Nhân tố xúc tiến, tuyên tuyền, quảng bá điểm du lịch có quan hệ cùng
chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách và mang dấu (+).
Chấp nhận H3: Nhân tố quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch có quan hệ cùng
chiều đến đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch và mang dấu (+).
Chấp nhận H4: Nhân tố quản lý môi trường điểm du lịch có quan hệ cùng chiều đến
đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch và mang dấu (+).
Chấp nhận H5: Nhân tố bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch có quan hệ cùng
chiều đến đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch và mang dấu (+).
Chấp nhận Từ những phân tích trên ta có thể kết luận mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.
Cụ thể, nhân tố Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch (XDQH) có mức ảnh hưởng cao nhất (ß1 =0,482), nhân tố Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá điểm du lịch (XT) có mức ảnh hưởng cao thứ hai (ß2 =0,453). Kết quả này cũng là dễ hiểu bởi thực tế cho thấy đối với ngành du lịch, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch mang tính toàn diện về nhiều khía cạnh của hoạt động du lịch cùng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút và tạo ấn tượng trong lòng du khách khi quyết định chọn điểm tham quan du lịch, do vậy ban quản lý điểm đến tại thủ đô Viêng Chăn thật sự đã có sự quan tâm thích đáng, có kế hoạch cụ thể trong việc phát triển và nâng cao chất lượng các điểm du lịch cũng như tạo được hình ảnh tốt về một thủ đô vừa xinh đẹp vừa văn minh, xứng đáng là điểm du lịch đáng lựa chọn của mọi người.
Bảng 4.24: Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hoá Hệ số hồi quy chuẩn hoá
t Sig.
B Độ lệch chuẩn Beta
1
(Hằng số) -1,43E-13 .038 .000 1.000
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch (XDQH)
.482 .038 .482 12.541 .000
Xúc tiến, tuyên truyền,
quảng bá điểm du lịch (XT) .453 .038 .453 11.779 .000
Quản lý hoạt động kinh
doanh điểm du lịch (KD) .299 .038 .299 7.768 .000
Quản lý môi trường điểm du
lịch (MT) .237 .038 .237 6.156 .000
Bảo tồn và phát triển tài
nguyên du lịch (BTPT) .154 .038 .154 4.004 .000
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)
Như vậy, ta có phương trình hồi quy của mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch như sau:
DGC = 0,482 XDQH + 0,453 XT + 0,299 KD + 0,237 MT + 0,154 BTPT + ei
Hình 4.3. Kết quả hồi quy tương quan
Đánh giá chung về công
tác quản lý điểm du lịch Xây dựng và tổ chức thực hiện quy
hoạch phát triển điểm du lịch Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá
điểm du lịch
Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch
Quản lý môi trường điểm du lịch
Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch
0,482
0,453
0,299
0,237