Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý điểm dulịch

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 46 - 50)

2.2.5.1. Năng lực của các cơ quan quản lý các điểm du lịch

Khả năng quản lý là yếu tố đầu tiên, liên quan đến sự chỉ đạo và hành vi của ban quản lý du lịch trong việc thực hiện các chương trình nhằm đạt được mục tiêu chiến lược. Công việc quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hay khích lệ nhân viên, kiểm soát hệ thống tiêu chuẩn và thông tin. Nhiệm vụ của công việc này bao gồm: tạo tầm nhìn cho điểm đến, đào tạo nhân viên, chỉ dẫn cho cư dân địa phương, lên kế hoạch quảng bá và quản lý vấn đề nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.

Năng lực của các cơ quan quản lý các điểm du lịch liên quan đến ba khía cạnh: Khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cải tiến hoạt động quản lý tại điểm du lịch và khả năng tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, cụ thể:

Thứ nhất, khả năng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch liên quan đến việc triển khai áp dụng mạnh mẽ bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch ở các địa phương. Cũng như nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển du lịch thông minh.

Thứ hai, khả năng cải tiến hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa, vật phẩm xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa, vật phẩm xuất nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh.

Thứ ba, khả năng tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch bao gồm:

- Đổi mới và đa dạng hóa phương thức xúc tiến du lịch; tăng cường xúc tiến du lịch thông qua việc khuyến khích các công ty lữ hành quốc tế trải nghiệm du lịch ở nước ta.

- Khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng tiếp thị du lịch ở nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn, các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế, quốc gia, các hoạt động e-marketing; chú trọng hoạt động tiếp thị du lịch tại các thị trường nguồn.

- Tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của kết nối, hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa các đối tác trong chuỗi dịch vụ du lịch.

lịch cộng đồng, lan truyền và nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường.

- Xây dựng cơ chế tập trung nguồn lực cho hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia, bảo đảm hoạt động linh hoạt, liên kết chặt chẽ với các ngành, địa phương và doanh nghiệp.

- Tổ chức, sắp xếp lại các hội chợ du lịch trong nước nhằm tránh phân tán; tập trung nguồn lực, nâng cao tính chuyên nghiệp cho các hội chợ quy mô quốc gia và quốc tế.

- Tăng cường nguồn lực từ Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

2.2.5.2. Hệ thống thể chế phân cấp quản lý điểm du lịch

Việc xác định rõ ràng và cụ thể về hệ thống thể chế phân cấp quản lý điểm du lịch nhằm đảm bảo quản lý điểm du lịch mang tính thống nhất trên phạm vi cả nước nhằm tăng cường quản lý chặt chẻ đồng bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Về quản lý tài nguyên du lịch và quy hoạch du lịch: Hướng dẫn, tổ chức hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Ban hành Quy chế điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; ban hành các quy định về bảo vệ, tôn tạo, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch và môi trường du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch).

Về điểm du lịch: Tổ chức công bố công khai khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia và đô thị du lịch sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận; Hướng dẫn, kiểm tra việc phân loại, công nhận khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch địa phương; Phối hợp với Bộ Xây dựng thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban hành Quy chế quản lý khu du lịch thuộc ranh giới hành chính từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên

Về hướng dẫn du lịch. Ban hành Quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp, đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch và giấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch; quản lý thống nhất trong cả nước việc cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của pháp luật.

Về kinh doanh du lịch: Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, kinh doanh phát triển du lịch, điểm du lịch và các dịch vụ du lịch khác; Quy định tiêu chí phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; quyết định phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên; Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về vận chuyển khách du lịch.

Về xúc tiến du lịch và giao lưu văn hóa: Xây dựng và hướng dẫn sử dụng, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia; Tổ chức thực hiện việc xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm và hoạt động về văn hóa, thể thao, du lịch cấp quốc gia, khu vực và quốc tế).

Ngoài việc phân cấp cho các cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về du lịch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc quản lý nhà nước về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành trong lĩnh vực này.

2.2.5.3. Đặc điểm kinh tế xã hội và thiên nhiên của các điểm du lịch - Kinh tế

Một trong những mục đích của hoạt động du lịch để phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu ngân sách và về xã hội giải quyết được việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương. Xây dựng hình ảnh của địa phương trong nhân dân cả nước cũng như khách quốc tế. Phát triển du lịch được yêu cầu phải đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống và môi trưởng để phát triển bền vững. Từ đó tạo ra những yêu cầu đối với hoạt động quản lý điểm du lịch sao cho hiệu quả nhất.

Tình hình kinh tế của địa phương với các điểm du lịch liên quan là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của du khách khi chọn một điểm du lịch để ghé đến.Trong nhiều trường hợp, du khách có thể làm nhiều chuyến đi trong năm,

để giảm cường độ du lịch ở các nước đang đi du lịch nhiều hơn đóng góp và giảm trong mùa chính.

Sự biến động tỷ giá cũng có một tác động lớn đến kinh tế của một điểm du lịch, từ đó tác động đến hoạt động du lịch của du khách và gián tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm du lịch về vấn đề này.Ví dụ, đồng tiền của một nước đến bị mất giá so với các loại tiền tệ có thể trao đổi cao như Mỹ, EURO, vv làm tăng nhu cầu du lịch và ngược lại. Thay đổi có thể thay đổi mức độ và mùa tham quan.

Các doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp trực tiếp và những doanh nghiệp gián tiếp phục vụ khách du lịch.Mục tiêu của đối tượng này là phục vụ khách với chất lượng cao nhất và đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bên cạnh đó, yêu cầu của các doanh nghiệp là đảm bảo việc kinh doanh bình đẳng, tránh cạnh tranh không lành mạnh, điều này cũng sẽ tác động đến các chính sách của công tác quản lý điểm du lịch cho phù hợp với không chỉ du khách mà các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn

- Xã hội

Đối với cộng đồng dân cư tại điểm du lịch, mục tiêu của phát triển du lịch là tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao, phát triển được những ngành, nghề thủ công truyền thống, mở rộng giao lưu và nâng cao nhận thức với nhiều vùng miền và các dân tộc khác nhau...Bên cạnh đó, họ cũng có yêu cầu được đảm bảo cuộc sống, tránh tác động tiêu cực của du lịch đến nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán của cộng đồng.

Dịch bệnh là yếu tố khách quan khiến cho khách du lịch hạn chế đến các điểm đến du lịch nơi có dịch bệnh. Như dịch cúm gia cầm năm 1997 hoặc dịch H5N1 năm 1997 đã tác động rất lớn đến hoạt động du lịch.

Việc đảm báo an ninh, an toàn cho khách du lịch tại điểm du lịch cũng là một yếu tố nằm trong công tác quản lý điểm du lịch. Không để xẩy ra các hiện tượng như: khủng bố, cướp tài sản, ngay cả vấn đề về ăn cắp, đeo bám khách để bán hàng, lừa dối khách...v.v, cũng tạo ra những ấn tượng và cảm xúc không tốt đối với khách

- Thiên nhiên

Thời tiết, khí hậu và các yếu tố khác của thiên nhiên như: động đất, sóng thần, dịch bệnh. Riêng về yếu tố thời tiết và khí hậu tạo ra tính chất mùa vụ của mỗi một

điểm du lịch.Có thể thấy, mùa đông ở khu vực ASEAN sẽ là mùa phục vụ khách du lịch của các nước châu Âu hoặc mùa hè sẽ là mùa phục vụ khách du lịch nội địa của các khu du lịch vùng biển nước ta...v.v.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 46 - 50)