Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 71 - 72)

Trong phương pháp này tác giả thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp điều tra khảo sát các đối tượng liên quan sử dụng bảng hỏi. Công cụ điều tra là bảng câu hỏi có cấu trúc với ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đó là thang đo quãng, định danh và thứ tự. Dạng thang do quãng Likert năm điểm dùng để đo luờng mức độ đồng ý của đối tuợng nghiên cứu, biến thiên từ hoàn toàn không đồng ý dến hoàn toàn đồng ý. Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu. Dạng thang do thứ tự nhằm phân biệt sự hơn kém của một số thuộc tính mẫu.

Kích thước mẫu

Về cỡ mẫu, theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150

(Hair & Ctg 1988). Theo Hair và Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đa biến đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình.

Căn cứ vào các phương pháp chọn mẫu được tham khảo kể trên, kết hợp với thực tiễn của nghiên cứu (với thang đo đánh giá công tác quản lý điểm du lịch mà đề tài sử dụng, có tất cả 5 biến độc lập trong mô hình và 28 biến), nên số lượng mẫu

tối thiểu theo từng cách chọn mẫu kể trên là: 5*28 = 140 mẫu (Hair và Bollen, 1989) và n ≥ 8*5 + 50 = 90 mẫu (Tabachnick & Fidell, 1991). Để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, nghiên cứu lựa chọn số lượng phiếu khảo sát là 280 phiếu. Sau khi lọc lại các bảng hỏi không phù hợp và các kết quả trả lời không đánh tin cậy, số phiếu thu hồi và được đưa vào xử lý là 272 mẫu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý điểm du lịch tại thủ đô viêng chăn – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 71 - 72)